Tiếp theo, mình sẽ tiếp tục với phần 3: PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC, một số hệ tư duy và phương pháp nền tảng để chúng ta có thể áp dụng nhằm xây dựng trí tuệ cảm xúc tốt hơn.
PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC
Nếu muốn phát triển trí tuệ cảm xúc và làm chủ cảm xúc của mình, có một vài nền tảng và hệ tư duy chúng ta nên cố gắng thực hành để có thể phát huy tối đa Emotional Intelligence -EI.
Trước hết, TƯ DUY TÍCH CỰC là điều chúng ta nên áp dụng để luôn nhìn mọi cảm xúc mà chúng ta đang trải nghiệm theo hướng TÍCH CỰC nhất có thể.
Vì khi chúng ta có tư duy tích cực, chúng ta sẽ có sự tự tin để xử lý bất cứ cảm xúc nào đến với mình, chúng ta luôn lạc quan và bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng. Một tip mà Gill Hasson đưa ra là hãy thêm từ ” Nhưng” khi chúng ta có xu hướng nhìn mọi thứ bằng con mắt tiêu cực.
Ví dụ: ” Mình nghĩ là công việc quá nhiều cho hôm nay và ngày mai mình không thể hoàn thành bài báo cáo cho sếp”, thì hãy thêm từ ” Nhưng” vào và nói ” Nhưng ngày mai mình sẽ làm hết khả năng của mình và sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để hoàn thành chúng, miễn mình đã cố gắng hết sức rồi.”, việc nói với bản thân như thế sẽ giúp cho bạn lạc quan hơn và tập trung vào những việc bạn có thể làm hơn là những việc không thể.
Thứ hai là rèn luyện sự CAN ĐẢM. Can đảm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn quản lý tốt những cảm xúc của mình, nó giúp bạn chống lại những cảm giác sợ hãi khi làm một việc gì đó, hay lo lắng việc sẽ trở nên tồi tệ khi bạn bắt đầu làm một điều gì, khi bạn lo lắng hay lo sợ nói chuyện trước đám đông, sự can đảm sẽ giúp bạn vượt qua, việc liên tục thử thách bản thân làm những việc bạn biết mà bạn nên làm sẽ trui rèn sự can đảm bên trong bạn, nó cho bạn sức mạnh để làm những gì quan trọng, cần thiết hơn là những việc dễ dàng và mang tính ngắn hạn.
Tập trung cho những bước đầu tiên, khi bạn đã lên kế hoạch cho những việc mình sắp làm thì hãy hành động ngay, đừng chần chờ. Liên tục thử thách bản thân làm những điều mới mẻ. Điều này dẫn đến ý thứ ba đó là SỰ THAY ĐỔI.
Sự thay đổi luôn luôn xảy ra, chúng linh hoạt, việc chúng ta cần làm là thích nghi với thay đổi, vì đương nhiên khi chúng ta đối mặt với sự thay đổi, chúng ta sẽ có những cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, bất an, nhưng khi chúng ta tập thích nghi với chúng thì chúng ta có thể vượt qua dễ dàng. Hãy thích nghi với mọi hoàn cảnh, chính điều đó sẽ giúp cho bạn góp nhặt thêm nhiều trải nghiệm hơn.
Tiếp theo là SỰ TÒ MÒ. Khi chúng ta thường chỉ hiểu và nhìn vấn đề ở góc độ cá nhân, chính vì vậy chúng ta nên tập cho mình tư duy cởi mở- hay trí tò mò để có thể hiểu sự vật, sự việc theo góc nhìn của người khác nữa. Hãy luôn đặt câu hỏi trong khi trò chuyện cùng người khác để có thể học hỏi thêm từ họ và mở rộng quan điểm của mình.
Người hay có trì tò mò sẽ rất dễ thông cảm với người khác vì họ chịu lắng nghe, kiên nhẫn với người khác và quan tâm đến cảm xúc của đối phương. Có nhiều cách để mở rộng tư duy cởi mở để phát triển trí tuệ cảm xúc của mình.
🌻🌻Hãy mở rộng vốn đọc. Đọc nhiều sách, nhiều thể loại khác nhau để tiếp thu những quan điểm tiến bộ, học hỏi từ người khác để hiểu người khác hơn
🌻🌻Tham gia những hoạt động tình nguyện để rèn luyện sự biết ơn về những gì mình đang có
🌻🌻Trải nghiệm sự mới mẻ, đi một con đường khác, xem một chương trình truyền hình khác với những gì bạn đang xem
🌻🌻Lắng nghe và kiên nhẫn với người khác để phát triển một kỹ năng quan trọng nhất trong trí tuệ cảm xúc đó là THẤU CẢM
Reviewed by Tuyet Son
#bookreviews
#khonglamthinhvoicamxuc
#gillhasson
#bloombooks