Share this post on:

Mình xin tiếp tục PHÀN 2: QUẢN LÝ CẢM XÚC  trong nội dung quyển sách nhé.

                              QUẢN LÝ CẢM XÚC

Trong phần này, thì một loạt những phương pháp cũng như lời khuyên của tác giả về cách chúng ta nhận diện và kiểm soát từng loại cảm xúc mà chúng ta đang trải qua từng ngày trong đời sống thường ngày. Những cảm xúc này bao gồm: sự lo lắng, sự kích động, căng thẳng, nỗi thất vọng, cô đơn, chỉ trích, vv.

Sách viết rất dễ hiểu vì trong mỗi phần, tác giả đưa ra quan điểm của mình về cảm xúc ấy và những phương pháp kèm theo đó.

Hai loại cảm xúc mà chúng ta thường gặp là LO LẮNG và SỰ GIẬN DỮ.

Đối với nỗi lo lắng, khi chúng ta lo lắng về một việc gì đó, chúng ta đang trong trạng thái căng thẳng, áp lực và không thể tập trung vào làm bất cứ việc gì, thì việc chấp nhận cảm xúc ấy là bước đầu tiên trong việc hiểu và kiểm soát chúng. Trong phần này, thì theo Gill Hasson, bà khuyên chúng ta khi chúng ta lo lắng, chúng ta nên di chuyển cơ thể, đứng dậy đi vòng quanh nhà, hay tập thể dục nhẹ để kiểm sóat lượng cortisol- hormone gây stress cho cơ thể, và đặc biệt quan trọng là LÊN KẾ HOẠCH cho việc lo lắng đó. Hãy viết ra giấy điều gì làm bạn lo lắng, chúng thật sự có nghiêm trọng không, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra có thể là gì? Và giải pháp cho những điều tồi tệ đó là gì? Sau đó hãy bắt tay vào hành động.

Quan trọng hơn hết là hãy trò chuyện với ai đó- bạn bè, đồng nghiệp, vợ hoặc chồng để giải tỏa sự căng thẳng của bạn, việc chia sẻ với người khác sẽ giúp cho bạn bình tâm hơn và hiểu về cảm xúc của mình hơn, từ đó đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn.

Tiếp theo, là về cảm xúc GIẬN DỮ. Đây là loại cảm xúc mà bản thân mình cũng phải “trầy da tróc vẩy” rất nhiều lần vì em nó. Giận dữ xảy ra khi những kỳ vọng của chúng ta không được đáp ứng theo mong muốn của chúng ta, thay vì nổi nóng và thao túng người khác, thì chúng ta nên bình tĩnh và nhìn nhận những yếu tố kích thích sự giận dữ trong ta, và quan trọng hơn hết là nhìn  sự giận dữ của bản thân theo một hướng tích cực hơn. BÌnh tĩnh, hít thở thật sâu hoặc nếu bạn đang trong cuộc tranh luận, hãy xin phép thêm thời gian, có thể vào phòng vệ sinh để bình tĩnh hơn.

 Sau khi bạn đã nổi giận với ai đó xong, hãy xem bạn muốn làm gì xảy ra tiếp theo trong tương lai, bạn sẽ làm gì nếu như bạn không thể làm theo những gì bạn muốn, bạn sẽ hành xử khác đi ra sao? Hình dung hậu quả sẽ xảy ra như thế nào với chính bản thân bạn và người khác để có thể rút kinh nghiệm và cải thiện.

 Có một ý trong phần này mình thấy khá hay đó là ĂN THEO CẢM XÚC. Có nghĩa là chúng ta hay có xu hướng ăn vặt nhiều vì ăn theo cảm xúc chứ chúng ta không thật sự là đói. Điều này có thể gây ra những hậu quá lớn về sức khỏe, việc ăn theo cảm xúc chỉ là một giải pháp tạm thời để đáp ứng nhu cầu cảm xúc của chúng ta trong một thời gian rất ngắn thôi, đó không phải là một giải pháp tối ưu. Chính vì vậy, Gill Hasson khuyên chúng ta trước khi chúng ta thèm muốn một món đồ ăn gì đấy mà trong khi đó chúng ta không thật sự đói, chúng ta nên hỏi bản thân rằng liệu chúng ta đang cảm giác như thế nào, sau khi đã tự chiêm nghiệm, chúng ta sẽ bớt cảm giác thèm muốn hơn.

Thay vì ăn theo cảm xúc, tìm đồ ăn để giải khuây, chúng ta nên thay thế đồ ăn thành những hoạt động lành mạnh hơn như: đọc sách, tập yoga, tập thể dục, trò chuyện với bạn bè, vv.

Quản lý cảm xúc không khó nếu chúng ta biết cách, nhận biêt cảm xúc của mình, chấp nhận chúng và tìm cách vượt qua. Không co cảm xúc nào là xấu cả, chỉ là trong cách suy nghĩ của ta có hướng tiêu cực mà thôi.

Còn nhiều phương pháp khác cho những cảm xúc khác nữa, các bạn có thể mua sách để ủng hộ tác giả nhé.

Reviewed by Tuyet Son

#bookreviews

#khonglamthinhvoicamxuc

#gillhasson