Hôm nay mình học được từ một podcast rất hay tên là: Optimal Living Daily. Đây là một kênh podcast tiếng Anh về rất nhiều chủ đề trong cuộc sống. Tình cờ nghe được nội dung về việc làm thế nào chúng ta biết được đâu là thời điểm thích hợp để say “yes” với những cơ hội ngoài kia, và đâu là thời điểm để chúng ta say “No” và đặt ra những giới hạn cho bản thân. Mình thấy nội dung rất hữu ích nên sẽ share cho mọi người.
Cách để xác định xem khi nào để say “yes” và say “no” tất cả liên quan đến hệ giá trị của bạn. Hay nói cách khác, điều gì bạn cho là quan trọng nhất, điều gì bạn đánh giá cao trong cuộc sống và sẵn sàng ưu tiên chúng, điều mà một khi bạn đi quá giới hạn, bạn sẽ hối hận và tiếc nuối cả đời.
Nhìn chung, có hai loại người thường có xu hướng say “yes” và say “no”. Cùng tìm hiểu chúng ta thuộc tuýp nào rất có ích cho những lựa chọn sau này của bạn.
Thứ nhất, nếu bạn là người chưa thật sự biết mình muốn và làm gì, vẫn còn mơ hồ (uncertain) về những dự định & kế hoạch cho tương lai. Bạn thiếu kinh nghiệm (lack of experience), thiếu đam mê (lack of passion), hay nói cách khác, bạn vẫn còn nhiều điều cần khám phá ở thế giới ngoài kia thì bạn nên say “Yes” khi cơ hội đến.
Vì bạn chưa khai phá được sở thích hay đam mê của mình là gì nên khi sẵn sàng đón nhận những điều mới lạ, những thử thách và những cơ hội ngoài kia, chúng sẽ giúp bạn trưởng thành và học hỏi được rất nhiều. Thông qua việc khám phá và cho bản thân cơ hội thử những thứ mới, dần dần bạn sẽ biết đam mê của mình và thứ mình theo đuổi là gì.
Ví dụ: Bạn có thể thử tham gia lớp học về Yoga, các loại môn thể thao, đánh đàn piano, tham gia một lớp học vẽ, hay học một khóa về phát triển bản thân, vv. Hãy để những cơ hội ấy dẫn bạn đi đến những “vùng đất mới.”
Thứ hai, nếu bạn là người biết mình muốn gì, xác định được điều gì là quan trọng, và có những mục tiêu nhất định để theo đuổi thì việc say “Yes” với nhiều cơ hội ngoài kia sẽ phản tác dụng. Bạn cần biết giới hạn (boundary) của mình ở đâu để không vượt qua chúng.
Ví dụ: Trong một mối quan hệ nghiêm túc, nếu bạn giá trị (value) việc chung thuỷ và tính bền vững của một mối tình, bạn sẽ không “trăng hoa” và quen tiếp một người mới chỉ vì họ có vẻ “cool”, vì bạn biết rằng, tình yêu của bạn cho một người là vĩnh hằng, khi bạn phá vỡ đi mọi giới hạn trong tình cảm thì mối quan hệ của bạn đi đến hồi kết là điều dĩ nhiên. Khi biết điều gì là quan trọng, tự động bạn sẽ không còn quan tâm đến những thứ xao nhãng xung quanh. Bạn chỉ tập trung vào con đường mình đang đi.
Hoặc, bạn biết sức khỏe là quan trọng và hút thuốc là có hại cho sức khoẻ thì việc say “no” là một điều cần thiết, mặc dù hút thuốc mang tính chất gây nghiện cao và ảnh hưởng dài hạn đến chính bạn.
Vì vậy, có thể nói việc xác định điều gì là quan trọng với bạn là gì (What is important to you?) và hệ giá trị của mình là gì (values), lúc đó bạn có thể biết được mình nên say “yes” hay say “no”.
Bonus: Một tip nhỏ để cân nhắc:
1/ Nếu những cơ hội đó đối với bạn sức hấp dẫn của chúng là 100%, nhưng ngược lại 100% chúng đang đe dọa (threaten) đến những mục tiêu và giá trị cốt lõi mà bạn đang ưu tiên 100% thì tuyệt đối say “no”.
(Bạn trân trọng giá trị gia đình, nhưng do công việc mới khiến bạn phải di chuyển nhiều, phải xa gia đình nhiều, phải vắng mặt ở nhà nhiều lần trong tuần nhưng lương rất hậu hĩnh và chế độ đãi ngộ rất cao thì khả năng cao bạn nên say “no”, vì đó không phải là công việc bạn muốn, nó khiến bạn xa dần giá trị gia đình).
2/ Nếu những cơ hội đó đối với bạn sức hấp dẫn của chúng là 50%, nhưng ngược lại 100% chúng đang đe dọa (threaten) đến những mục tiêu và giá trị cốt lõi mà bạn đang ưu tiên 100% thì tuyệt đối say “no”. Giống như ví dụ về mối quan hệ tình cảm có nhắc ở trên.
3/ Nếu những cơ hội đó đối với bạn sức hấp dẫn của chúng là 100%, nhưng ngược lại 20% chúng đang đe dọa (threaten) đến những mục tiêu và giá trị cốt lõi mà bạn đang ưu tiên 50% thì bạn nên cân nhắc và cho mình cơ hội để say “yes”.
(Bạn thích đi du học nhưng mức độ yêu thích tầm 50% thôi, chủ yếu được ra nước ngoài cũng có vẻ thú vị, nhưng khi có cơ hội đạt được học bổng 70-80% do nhà trường hỗ trợ, và điều này cũng không gây ảnh hưởng gì nhiều đến bạn thì bạn có thể chấp nhận và say “yes” với cơ hội quý giá này.)
Nghe có vẻ phức tạp nhưng khi thực tế áp dụng, bạn sẽ dần thông thạo thôi.
Lời kết
Một khi bạn đã lựa chọn làm một việc gì, hãy nghĩ đến điều gì bạn đang xem trọng nhất, sau đó hãy đưa ra quyết định một cách khôn ngoan nhất. Có như vậy, bạn mới không cảm thấy hối hận.
Hope you find something useful from this advice.
Best,
Inspired: Optimal Living Daily