Xem thêm PHẦN 2 tại đây:https://bit.ly/2TSUJ0q
( P/S: CUỐN SÁCH LÀM THAY ĐỒI TƯ DUY CỦA MÌNH MỘT CÁCH SÂU SẮC)- PHẦN 1- CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG CUỘC SỐNG
☘☘Heads-up: Cuốn sách mang tính TẨY NÃO mạnh, có dùng những ngôn từ nhạy cảm f* word, nhưng rất đáng để đọc các bạn nhé, mỗi lần đọc lại là giống như có một làn gió tri thức mới vừa lướt ngang qua mình
☞☞Bạn sẽ nhận được gì sau khi đọc cuốn sách này:
- Sống có trách nhiệm hơn với bản thân mình và xã hội
- Cải thiện những mối quan hệ trong cuộc sống từ hôn nhân gia đình, tình bạn, quan hệ đối tác, vv.
- Ngừng quan tâm thị phi nói gì về bạn, tập trung vào những việc quan trọng vì cuộc sống quá ngắn ngủi để lo những chuyện không đâu
- Bạn là ai sẽ được quyết định bởi những khó khăn, nỗi đau mà bạn chịu đựng, hay nói cách khác là những trải nghiệm “mang tính tiêu cực và thử thách” hơn là những cảm xúc tích cực. Nghe có vẻ nghịch lý.
- Hiểu rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng 100%, mà là liên tục đặt câu hỏi cho chính mình “ What if I am wrong?”- Nếu tôi sai thì sao?
…và nhiều điều bổ ích khác nữa nhé…
Sau đây mình xin review một số điểm chính mình thấy rất đáng học hỏi và nên áp dụng vào cuộc sống:
BOUNDARIES- CÁC GIỚI HẠN
Đại ý ý tưởng này nói về những mối quan hệ, lý do mình để nó đầu tiên vì nó rất thực tế nhưng nhiều người, đặc biệt là các cặp đôi không làm được, đó là sự giới hạn. Trong các mối quan hệ tình cảm, nếu không có một sự giới hạn rõ ràng thì mối quan quệ sẽ không lâu bền và thăng hoa được.
Tác giả nêu ra sai lầm thường gặp của các mối quan hệ tình cảm lành mạnh “healthy” và những mối quan hệ đã tới hồi kết thúc –“toxic” là việc cả hai đều không biết đâu là giới hạn của bản thân, thường hay nhận trách nhiệm về những vấn đề của đối phương và xử lý thay cho họ. Thông thường, cá cặp đôi sẽ rơi vào 2 cái bẩy chính: Họ kỳ vọng đối phương PHẢI CÓ trách nhiệm với vấn đề của họ, hoặc là họ NHẬN TRÁCH NHIỆM những vấn đề của đối phương về mình.
“Either they expect others to take responsibility for their own problems or they take too much responsibility for other people’s problems.”
+ Bẫy thứ nhất: Họ kỳ vọng đối phương PHẢI CÓ trách nhiệm với vấn đề của họ.
Ví dụ, các bạn sẽ thường hay nghe những câu đại loại như: “ Cuối tuần em muốn có một buổi tối cuối tuần thư giãn ở nhà, anh nên biết điều đó và đóng tất cả những kế hoạch lịch trình của anh để dành thời gian đó cho em”.
+ Bẫy thứ hai: họ NHẬN TRÁCH NHIỆM những vấn đề của đối phương về mình.
Ví dụ: “ Cô ấy bị mất việc, đó là lỗi của mình, mình cảm thấy tội lỗi, mình cảm thấy vô dụng vì không giúp gì cho cô ấy, mình sẽ tìm cách giúp cô ấy kiếm một công việc mới để có thể có ích hơn cho cô ấy”, blah blah
Các bạn có thể thấy, việc đối phương chịu trách nhiệm cho những vấn đề của mình và ngược lại, thực chất không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho đối phương cảm thấy ỷ lại (entitled) và dần dần mất đi khả năng xử lý vấn đề và có trách nhiệm với bản thân. Hay nói cách khác, bạn đang hại họ chứ không phải giúp họ về mặt lâu dài.
Theo tác giả, một mối quan hệ lâu dài là một mối quan hệ mà cả hai đều có trách nhiệm với bản thân mình, với những vấn đề của mình và tìm cách xử lý chúng chứ không phải trông chờ vào sự giúp đỡ của đối phương. Mỗi cá nhân phải biết giới hạn của mình ở đâu và tự giải quyết những vấn đề của mình.
Điều này không có nghĩa là bạn bỏ mặc cho đối phương tự xử lý một mình nếu như bạn là chồng/vợ/ con cái/ ba mẹ, bạn nên giúp họ vượt qua những vấn đề đó NHƯNG hãy làm điều đó VÌ BẠN TỰ NGUYỆN và bạn MUỐN LÀM NHƯ VẬY. Đừng giúp đỡ họ chỉ vì bạn cảm thấy tội lỗi hay bị ép buộc để làm. It doesn’t mean anything. ( Nó chẳng có ý nghĩa gì cả).
Hãy tập cho mình tự có trách nhiệm với cuộc đời của mình, biết yêu cầu sự giúp đỡ khi cần và quan trọng hơn hết là cùng nhau hổ trợ vì sự phát triển của cả hai.
“ Strong relationship isn’t about controlling one another’s emotions, but rather about each other supporting in their individual growth and solving their own problems”.
HOW TO BUILD TRUST- Làm thế nào để hàn gắn lòng tin khi bạn mất lòng tin vào một ai do
Điều này đúng và áp dụng cho các cặp đôi, bạn bè, tình cảm gia đình nữa nhé.
Cách tốt nhất là xây dựng lòng tin là sự trung thực của bạn trong một mối quan hệ. Trung thực ở đây là bạn không nói dối tuy nhiên không làm tổn thương quá cảm xúc của đối phương. Trong một mối quan hệ tình cảm, những cuộc cải vã, những hiểu lầm, sự mất đình hướng trong việc tin tưởng nhau là những thước đo TỐT để xây dựng lòng tin. Nếu không có những cuộc vã, làm sao bạn biết được mình sai ở đâu, đối phương sai ở đâu, lý do vì sao cả hai làm gây ra hiểu lầm, phải chăng vì một trong hai quá quan trọng cá nhân và quên đi cái chung, hay là cả hai có cái tôi quá lớn,nếu không có những điều ấy làm sao bạn nhận ra những điểm cần cải thiện để giúp cho mối quan hệ lâu bền hơn, thông qua đó cả hai hiểu nhau và thông cảm cho nhau hơn.
Có 2 bước để xây dựng lại lòng tin đã mất của Mark Manson:
- Thừa nhận rằng bạn đã đánh mất lòng tin của đối phương, có thể bạn quá ích kỹ, bạn quan trọng những điều khác hơn là mối quan hệ này, bạn thật sự không quan tâm đối phương nhiều như đối phương nghĩ, bởi vì bạn là con người và bạn phạm sai lầm. Hãy cứ yếu đuối và thành thật với đối phương về những gì bạn đã làm, thừa nhận rằng bạn yếu đuối không phải là một nhược điểm mà là một hành dũng hết sức dũng cảm, việc đó ám chỉ rằng bạn đã phạm sai lầm và bạn thừa nhận về hành động sai trái của mình.
- Nếu người đó/ đối phương chấp nhận lời thú nhận và sự thừa nhận của bạn, bước tiếp theo là bạn hãy chứng minh và “chuộc lỗi” bằng cách hành động mỗi ngày như những gì bạn cam kết sẽ thay đổi. Chỉ có hành động mới là yếu tố quyết định và là sự minh chứng có sức thuyết phục nhất.
Written by Tuyet Son
#bookreviews
#markmanson
#thesubtleartofnotgivingaf*ck