Hello, self helpers!
Chào mừng các bạn đến với blog của chúng mình, nơi các bạn có thể đọc sách, học tập, thư giãn tâm hồn qua những câu chuyện trong cuộc sống cá nhân và trong công việc của riêng bản thân chúng mình.
Hy vọng blog này là nơi đáng tin tưởng để bạn có thể dừng chân đủ lâu để học thêm những điều mới và bổ ích!
Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay – Gustave Le Bon
~With love~
New Posts
February 9, 2025Đây có thể là một sự giác ngộ mà mình đã học được sau khi nghe được một chia sẻ từ một người Thầy trên podcast mình hay nghe đó là: Phần lớn chúng ta rơi vào bế tắc hay những khủng hoảng không đáng có chính là cách chúng ta ĐỊNH VỊ BẢN THÂN MÌNH.Phần lớn thời gian, khi chúng ta định vị bản thân thông qua những thứ có thể dễ dàng thay đổi như: công danh, sự nghiệp, sự nổi tiếng hay sự công nhận từ người khác thì rất có nhiều khả năng chúng ta sẽ nắm chắc lá bài thua cuộc. Tại sao ư? Chính vì những thứ chỉ mang đến cho bạn hạnh phúc tạm thời trong thời điểm này thì khi chúng mất đi hoặc biến đổi thì lòng tự trọng hay giá trị bản thân bạn cũng sẽ bị tổn thương một rất trầm trọng.VD: Nếu bạn định vị và cho rằng bạn chính là công việc bạn đang làm, như bác sĩ hay giáo viên chẳng hạn. Bạn có thể rất tự hào và hạnh phúc mãn nguyện vì có thể làm công việc này, nhưng chúng ta phải thực sự nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn rằng: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nghỉ hưu sau đó? Liệu không còn làm công việc bạn đam mê và tự hào nữa có nghĩa là bạn không còn giá trị nữa? Hay là một phải tìm ra một cách làm hay suy nghĩ khác đi khi bạn về hưu?Thay vào đó, hãy tập trung định vị bản thân dựa trên những giá trị mà bạn cho rằng sẽ trường tồn mãi theo thời gian và giúp bạn ngày càng tiến bộ và phát triển. Hãy tập trung sống và làm việc dựa trên những giá trị như khả năng thích nghi, khả năng đương đầu với khó khăn, khả năng học hỏi và phát triển của bản thân. Rằng, cho dù như thế nào thì khi mọi thứ thay đổi nhưng giá trị bên trong mà bạn đang theo đuổi và sống từng ngày với nó sẽ giúp bạn vượt qua những ngày khó khăn. Bạn sẽ không hoài nghi chính mình nữa mà thay vào đó tìm cách để thay đổi cách nhìn, nhìn vấn đề một cách rộng hơn , làm những gì khiến bạn cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa.Thay vì nhìn và tìm kiếm những thứ hào nhoáng bên ngoài thì hãy NHÌN VÀO BÊN TRONG bản thân mình. Điều gì giúp bạn thức dậy mỗi ngày, sứ mệnh nào bạn muốn thực hiện trong cuộc đời này. Bạn sẽ tìm được câu trả lời và sống một cách đủ đầy và hạnh phúc.~ĐÚC KẾT~– Thay vì nhìn ra bên ngoài, hãy nhìn vào bên trong. Kết nối và trò chuyện với bản thân nhiều hơn.– Tiền bạc, danh vọng, hay kể cả sự nghiệp tất cả chỉ là vật ngoài thân, cái quan trọng là bạn đã tạo ra giá trị gì và cách mọi người nghĩ gì về bạn thông qua những việc bạn làm.– Mình không phủ nhận sự nghiệp, thành công hay sự công nhận đều không quan trọng nhưng những điều này không nên là kim chỉ nam cuộc đời bạn. Nội lực bên trong bạn mới là thứ quyết định nhân cách và con người bạn trở thành.
-Tuyết Sơn- [...]
February 9, 2025Mình hay có thói quen suy niệm mỗi ngày và hầu như mỗi ngày mình đều phát hiện ra một vài điều về bản thân và cuộc sống mà mình cần phải có cách nhìn đúng đắn và tập thói quen tái tư duy để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.Mình đã có những lựa chọn trong quá khứ, dù tốt hay xấu đều đã là quá khứ và đôi khi những lựa chọn ấy dẫn đến những kết cục không mấy tốt đẹp hay tích cực gì với mình nếu mình thật sự muốn nhìn nhận lại vấn đề.Nhiều người sẽ có suy nghĩ rằng, ước gì lúc ấy mình lựa chọn một con đường khác, một công việc hay một trường đại học khác để học thì có lẽ mọi thứ sẽ tốt hơn. Việc đưa ra một lựa chọn mà sau đó kết quả không mấy tốt đẹp quả thật là một cú giáng đòn khá mạnh vào lòng tự trọng và ảnh hưởng đến sự tự tin của chúng ta dù ít hay nhiều.Điều này dẫn đến một đúc kết mà mình cho là chúng ta nên tự đặt câu hỏi cho mình mỗi ngày là: CON ĐƯỜNG KHÁC TÔI CHỌN LIỆU CÓ TỐT HƠN KHÔNG? và VIỆC SAI LẦM ẤY THÌ LÀ DO TÔI CHƯA ĐÚNG HAY DO CON ĐƯỜNG NGAY TỪ ĐẦU ĐÃ SAI?– Con đường sai thì nó phải được kiểm nghiệm thông qua hành trình bạn chinh phục nó, làm hết sức mình, thử mọi cách mà vẫn không ra kết quả thì mới có thể mạnh miệng bảo là con đường sai lầm.– Bạn chưa đúng có nghĩa là nhiều lúc con đường không sai, nhưng do cách bạn làm CHƯA ĐÚNG dẫn tới kết quả thất bại.Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc nhìn để xác định liệu do bản thân bạn hay do con đường bạn đi đang có vấn đề.Nếu bạn đã cố gắng hết sức mà không có kết quả thì có thể khẳng định con đường bạn đi đã sai, vậy thì chuyển hướng. Còn nếu bạn lơ đãng, làm được chăng hay chớ rồi kỳ vọng con đường này sẽ cho bạn một kết thúc đẹp thì thật viễn vông.Rất có thể mọi vấn đề đều xuất phát từ bạn. Hãy suy niệm mỗi ngày về cách bạn làm xem có thể rằng, những gì bạn đang làm mỗi ngày có vẻ chưa đúng?Phần lớn vấn đề khiến chúng ta đau đầu là do chúng ta đã bỏ qua bước tự chất vấn bản thân và nghiêm túc ngồi lại với chính mình để thật sự nhìn nhận thật ra chúng ta vẫn còn nhiều thứ chưa biết, nhiều kỹ năng chưa có hoặc đơn giản, chúng ta không thông minh như chúng ta vẫn nghĩ. Điều này cần sự can đảm để đối diện với bản thân.~ĐÚC KẾT~– Liên tục hỏi bản thân: Liệu con đường tôi chọn sai hay do tôi làm chưa đúng?– Nếu con đường sai thì bạn cần dẫn chứng vì sao nó sai.– Nếu bạn chưa đúng thì cũng phải thực hiện tương tự. Phân tích và đi tìm giải pháp.– Nhìn 2 mặt (hoặc nhiều hơn 2 mặt) của vấn đề và tìm cách xử lý từng cái một.– Đừng vội vàng đánh giá việc gì nếu như chưa thông qua sự suy niệm và đánh giá nghiêm túc.– Hạ thấp cái tôi để tự nhìn nhận bản thân và đối mặt với vấn đề từ chính mình.– Luôn nhớ rằng: Bạn luôn luôn có cơ hội để làm lại, bắt đầu lại, thử lại và tiến bộ hơn mỗi ngày, bất kể bạn bao nhiêu tuổi hay bạn xuất thân từ đâu.
-Tuyết Sơn- [...]
February 9, 2025Mình khá thích câu nói bất hủ của nhà văn Viktor Frankl – một nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo, người đã thật sự sống sót sau những ký ức kinh hoàng tại trại tập trung của Đức Quốc Xã như sau:“Vấn đề không phải là chúng ta mong đợi điều gì từ cuộc sống, mà vấn đề là cuộc sống đang mong đợi gì từ chúng ta. Câu trả lời của chúng ta không chỉ nằm trong lời nói và tâm trí, mà còn phải nằm trong cách cư xử và hành động đúng đắn. Cuộc sống của chúng ta rốt cuộc là trách nhiệm tìm ra câu trả lời thích hợp cho các vấn đề mà cuộc đời đã đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ mà nó không ngừng giao phó.”Cuộc sống đơn giản là nhận đề bài của nó và tìm cách giải quyết. Đó chính là mục tiêu của chúng ta. Bạn càng nhận đề bài và giải quyết càng sớm thì cuộc sống của bạn sẽ càng dễ dàng hơn bao giờ hết.Đa số chúng ta hằng ngày đều phải đưa ra những quyết định giữa việc được và mất, làm hay không làm, học hay không học thì thật ra cơ bản vẫn là phản ánh cách chúng ta giải quyết những vấn đề (đề bài) mà cuộc sống mang đến.VD: Bạn cảm thấy đói bụng (đây là đề bài), vậy thì bạn nhận đề bài và rồi sau đó bước tiếp theo là tìm cách giải quyết nó. Bằng cách tìm đồ ăn, đặt online hoặc đơn giản tìm một chiếc snack trong nhà để thỏa mãn cơn đói ngay lập tức. Đây là minh họa của cách giải quyết vấn đề của bạn.Nhưng trong cuộc sống, vấn đề không đơn giản giống như khi bạn khát nước hay đói, mà đó là một chuỗi những sự kiện hay tình huống phức tạp, thậm chí khó khăn và thử thách. Chúng cần bạn phải có khả năng nhận thức, phân tích và xử lý một cách có chiến lược.Thông điệp quan trọng là TÌM CÁCH XỬ LÝ ĐỀ BÀI mới quyết định thành hay bại. Đừng né tránh chúng vì cuối cùng bạn sẽ gặp phải cùng một vấn đề đó trong tương lai.VD: Hiện tại, lương bạn đang 5 triệu/tháng ⇒ Vậy thì bạn giải đề đi. Đề bài này bạn thấy sao? Có cách nào không?Đơn giản là bạn có lương 5 triệu/tháng suốt đời đâu mà lo. Bạn sẽ giải đề bằng cách thật sự tìm hiểu bạn sẽ cần phải làm gì để lương tháng có thể lên đến 50 triệu chẳng hạn, như tìm học các khóa học kỹ năng, tham gia các sự kiện networking nhiều hơn, gặp gỡ nhiều người hơn trong các lĩnh vực bạn muốn phát triển chuyên môn sâu, tìm hiểu bằng mọi cách những người lương 50 triệu/tháng có điều gì ở họ mà bạn cần học hỏi, bạn đang thiếu kiến thức hay kỹ năng gì, có thứ nào mà họ biết mà bạn không biết không.Quan trọng là KHÔNG NGỪNG TÌM KIẾM CÂU TRẢ LỜI. Không quan trọng 1 năm, 2 năm hay 5 năm, miễn bạn không ngừng tìm kiếm, kiên trì rèn luyện và nắm bắt cơ hội khi có thể.~ĐÚC KẾT~– Chủ động giải đề bài càng sớm càng tốt– Phần lớn lý do bạn đau khổ đến từ bạn né tránh vấn đề hoặc không thèm suy niệm về nó. Bạn bỏ qua và xem nó như không tồn tại.– Hãy suy ngẫm về những vấn đề của chính mình mỗi ngày và tìm cách giải quyết chúng từng bước một.– Chấp nhận sự khó chịu ban đầu để sau này bạn chỉ việc hưởng trái ngọt mà thôi.
-Tuyết Sơn- [...]
February 9, 2025Lao động giả là tình trạng lúc nào bạn cũng bận rộn nhưng cuối cùng hiệu suất công việc lại càng giảm hoặc không có kết quả. Có một thuật ngữ cho khái niệm này là Pseudo Worker (PW).🍂Một vài biểu hiện:– Làm từ sáng đến chiều nhưng việc vẫn không xong, phải ở lại tăng ca. Vấn đề chưa hẳn là nhiều việc, mà là bạn chưa ưu tiên mức độ quan trọng của từng đầu việc hoặc bạn gom quá nhiều đầu việc vào cùng 1 lúc.– Lúc nào cũng căng thẳng và kiệt sức sau giờ làm.– Luôn trong tâm thế phải làm cho xong HẾT việc mới được về, nếu việc còn dang dở thì không được về.– Ra về lúc nào cũng tự hỏi: Sao hôm nay cảm thấy chưa làm việc gì ra hồn hết vậy nhỉ?– Khi ai đó hỏi bạn “Công việc ổn không?”, bạn trả lời: “Uhm thì cũng bình thường, không có gì mới!”🍀Giải pháp:– Nhận thức rằng: Có những việc làm cũng được mà không làm cũng không sao.– Xác định việc nào quan trọng và gấp thì làm trước, không thì trao quyền và làm vào một ngày khác.– Đứng từ góc nhìn kinh doanh, hãy hỏi bản thân: Việc tôi đang làm có mang lợi lợi nhuận hay giúp cho công ty phát triển không?– Đừng từ góc nhìn của cá nhân: Việc này có giúp tôi học thêm một kỹ năng gì thêm không? Có giúp cho gia tăng kiến thức hay tiến gần đến mục tiêu thăng tiến trong tương lai không?– Đối với công việc: Chỉ tham gia những cuộc họp cần thiết và quan trọng cho mục tiêu của công ty. Điều này bao gồm luôn cả chỉ mời những người liên quan vào trong cuộc họp nhằm đảm bảo tính hiệu quả của nó.~ĐÚC KẾT~– Hãy biết quý trọng thời gian của bạn, đầu tư và dùng một cách hiệu quả vào những việc quan trọng.– Những việc có thể tự động hoá thì đừng làm thủ công.– Lập danh sách to-do list mỗi buổi sáng trước khi đi làm để xác định công việc nào quan trọng cần bạn xử lý trước.– Luôn ý thức được chi phí cơ hội khi làm bất cứ công việc gì, bất kể trong cuộc sống cá nhân hay sự nghiệp của bạn.– Mỗi lần bạn bỏ thời gian cho một việc nào đó, hãy nhớ bạn đang bỏ 1 lá phiếu vào 2 thùng phiếu: ĐƯỢC và MẤT.– Viết nhật ký mỗi ngày để xác định trong ngày bạn đã làm được gì cho bản thân và xã hội, sau đó điều gì bạn có thể làm khác đi hay không.
-Tuyết Sơn- [...]
February 9, 2025Khái niệm này đơn giản được hiểu là: Bạn càng ít có khả năng dùng ngôn ngữ để mô tả vấn đề một cách cụ thể và chính xác thì việc xác định và xử lý vấn đề của bạn sẽ ngày càng khó khăn hơn. Hay nói cách khác, bạn thiếu “từ vựng” để gọi tên hoặc mô tả những gì bạn đang trải qua bao gồm cả việc nhìn, nghe, nói hoặc viết.Ví dụ về mỹ phẩm, bạn có thể biết một màu son là màu đỏ, nhưng để gọi tên chính xác màu đỏ ấy là màu đỏ gì, có thể là màu đỏ hồng, đỏ cam hay đỏ nâu thì lại là một câu chuyện khác. Nếu bạn không thể gọi tên chính xác màu son mà bạn muốn, nhân viên bán hàng có thể sẽ gặp khó khăn để xác định và bán cho bạn một màu son mà bạn ưng ý, cuối cùng bạn sẽ thất vọng vì không mua màu son mà mình ưng. Nguyên lý này áp dụng cho tất cả các lĩnh vực khác.Bạn càng mơ hồ và thiếu từ vựng trong việc mô tả các vấn đề, cảm xúc, hay trải nghiệm mà bạn trải qua thì bạn sẽ rất mất thời gian để tìm ra câu trả lời chính xác. Ngôn ngữ càng cụ thể và chính xác thì tốc độ giải quyết vấn đề của bạn càng nhanh và khả năng đạt được mục tiêu của bạn cũng sẽ gia tăng. Điều này mang đến cho bạn sự tư do trong tư duy.Mình từng suy nghĩ và vật lộn với việc này suốt nhiều năm. Khi suy nghĩ về một điều gì đó, một công việc, một khái niệm hoặc đơn giản mô tả một cảm xúc mà mình đang trải qua thật sự rất khó khăn vì mình đang dùng những từ ngữ rất chung chung, rời rạc và không chính xác. Nói cách khác, mình gặp khó khăn trong việc mô tả cụ thể vấn đề.Điều này hoàn toàn tan biến cho đến khi một ai đó, trò chuyện cùng bạn và bảo rằng: Thông qua những gì bạn kể thì tóm lại là như vầy nè. Họ tóm tắt bằng một vài từ, khái niệm hay nguyên lý một cách ngắn gọn, súc tích và đi thẳng trọng tâm. Sau khi trải nghiệm việc đó, mình như vỡ òa trong hạnh phúc vì thật sự vấn đề đã được tháo gỡ, và mình nhìn nhận mọi thứ rõ ràng hơn.Có thể bạn rất giàu có về tiền bạc nhưng nếu bạn nghèo về ngôn ngữ, bạn sẽ mất tự do. Mình tin chắc là bạn sẽ đồng ý với mình rằng cảm giác không thể diễn tả một khái niệm nào thật bứt rứt biết bao. Bởi bạn không có từ vựng cho khái niệm đó.~ĐÚC KẾT~– Rèn luyện khả năng đi sâu vào việc tìm hiểu một vấn đề nào đó bằng cách dùng từ ngữ chính xác và cụ thể– Ngôn ngữ là thứ tạo nên suy nghĩ. Giả sử bạn có một ý nghĩ nhưng bạn không biết gọi tên nó là gì thì ý nghĩ đó sẽ không tồn tại lâu.– Nâng cao vốn từ bằng cách TÒ MÒ về những thứ bạn quan tâm. Đó có thể là xem video, hay tiếp xúc với những người cùng hoặc khác lĩnh vực.– Đọc nhiều và sâu là 2 điều bạn cần tập trung. Vấn đề không phải là đọc bao nhiêu mà là hiểu và vận dụng bao nhiêu.– Từ vựng của bạn càng giàu, tư duy của bạn sẽ ngày càng tự do
-Tuyết Sơn- [...]
January 26, 2025Trong các mối quan hệ giữa người với người, việc nắm bắt tâm lý của đối phương đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự thấu cảm và phát triển những mối quan hệ lành mạnh. Tuy nhiên, nắm bắt tâm lý ở khía cạnh này chỉ đang dừng lại ở mức độ nhận thức, ở một mức độ cao hơn là chúng ta có thể nhìn thấy hành vi của một người, từ đó có thể phân tích và giải mã thông điệp từ những hành vi khách quan ấy. Với Tâm lý học hành vi của Khương Duy hứa hẹn sẽ mang đến cho đọc giả những kiến thức bổ ích và thực tế về cách nhận diện hành vi của con người, từ đó khơi mở ra những cơ hội trong việc xây dựng các mối liên kết xã hội lành mạnh.
Đối với tâm lý học hành vi, có hai câu hỏi lớn cần chúng ta giải đáp:
1/ Chủ quan hay khách quan?
2/ Nội quan hay ngoại quan?
Trước khi nói về điều này, có lẽ ít ai biết rằng, tâm lý học mà ngày nay chúng ta hay nhắc đến vốn bị giam cầm trong cái lồng mang tên “thần học”. Nói cách khác, tâm lý học thời kỳ đầu có nét tương tự với thứ gọi là “thể nghiệm tâm linh”, chịu sự chi phối của triết học tôn giáo về khái niệm linh hồn và các hiện tượng siêu nhiên. Hay nói một cách dễ hiểu hơn đó là tâm lý học lấy ý thức làm đối tượng để nghiên cứu.
Tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ XX, nhà tâm lý học người Mỹ John Broadus Watson mới sáng lập ra trường phái tâm lý học hành vi. Đây là trường phái lấy hành vi của con người làm đối tượng nghiên cứu.
Tâm lý học hành vi đã đưa tâm lý học từ thế giới chủ quan sang thế giới khách quan, nhấn mạnh sức ảnh hưởng lớn của các yếu tố bên ngoài với con người, và khẳng định những kết quả chúng ta gặt hái được trong tương lai đều bắt nguồn từ rất nhiều thói quen của ngày hôm nay.
Nào, chúng ta đi vào phần chính cho 2 câu hỏi như trên.
1/ Chủ quan hay khách quan?
Có một câu nói thông dụng của người Trung Quốc: Mở mắt thấy hoa nở, nhắm mắt thấy hoa câm. Đại ý là: Khi ta không ngắm hoa, hoa cũng trầm mặc giống ta vậy, còn khi ta ngắm hoa, hoa liền lập tức khoe sắc tỏa hương. Lúc này ta biết hoa nở không phải ở đâu khác mà ở ngay trong tâm mình.
Theo cách nói này thì tồn tại khách quan vốn không quan trọng, mà thứ chúng ta từng giờ từng khác chú ý đến là thế giới chủ quan. Điều này phản ánh chính xác những gì tâm lý học truyền thống quan niệm.
Nhưng đối với tâm lý học hành vi thì điều này lại đi ngược lại. Mục đích chính của trường phái này là quét sạch những quan niệm cũ còn sót lại của tâm lý học truyền thống. Họ sẽ phải tiến hành và làm rõ sự khác biệt của từng khái niệm xuất phát từ góc nhìn chủ quan như: tư duy, ý tưởng, ý niệm, nguyện vọng, tinh thần, tri giác, cảm giác, vv.
Lý do vì sao tâm lý học hành vi phủ nhận việc lấy ý thức con người (yếu tố chủ quan) làm đối tượng nghiên cứu chính là ở sự thay đổi không ngừng của ý thức con người.
Ý thức vừa là thứ mơ hồ bất định lại không ngừng thay đổi, trong khi đó các nhà nghiên cứu chẳng thể biến thành đôi guốc đi trong bụng đối phương, muốn đào sâu thêm để tìm hiểu tâm tư của người đã khó càng thêm khó. Chưa kế đến việc kết quả thực nghiệm cũng không có cách nào để kiểm tra, làm sao bạn biết đúng sai như thế nào?
Ngược lại, khi lấy hành vi của con người để nghiên cứu, các nhà tâm lý học đã ý thức được rằng, mọi hành vi của chúng ta đều gói gọn trong một công thức chung đó là: KÍCH THÍCH – PHẢN ỨNG. Hành vi của chúng ta là một kiểu phản ứng.
Ví dụ: Khi chúng ta đói, thì lập tức tìm đồ ăn, khi lạnh liền lập tức tìm chăn hoặc áo để mặc; khi tay chạm vào một vật nóng, tay liền co rút lại. Tất cả đều là mô hình kích thích – phản ứng.
2/ Nội quan hay ngoại quan?
Khái niệm nội quan chắc hẳn chúng ta cũng đã từng nghe qua, đại ý nói về hành động tự xem xét lại bản thân, ngẫm nghĩ xem chúng ta đã làm sai việc gì, quan sát cảm xúc hằng ngày của chúng ta diễn ra ra sao, vv. Dĩ nhiên, xét theo một phương diện nào đó, việc tự nghiền ngẫm và đúc kết cho bản thân là một việc làm giá trị, tuy nhiên xét về lâu dài, liệu chúng thật sự có hiệu quả?
Chúng ta thường quá tự tin trong cách nhìn nhận về bản thân mình, bạn cho rằng không ai hiểu bản thân bạn bằng chính bạn. Vậy mà trong lúc loay hoay tìm cách giải thoát, bạn lại được người bên cạnh nhắc nhở như một đòn cảnh tỉnh, khiến bạn đột nhiên tự soi rõ bản thân. Đây là lý do vì sao chúng ta thường hay nghe nói: Đối diện với những góc khuất trong tâm hồn, người ngoài cuộc vẫn là sáng suốt nhất. Việc tự nhìn nhận về bản thân là một điều tốt, nhưng chúng ta cũng cần những đánh giá và góp ý từ người khác để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Việc dựa trên những dữ liệu từ quá khứ để đánh giá bản thân của hiện tại có thể dẫn đến sai sót vì ký ức là thứ có thể bị thay đổi hoặc bị lãng quên một cách có chọn lọc. Điều này dẫn đến kết quả có thể bị sai sót. Nhưng khi quan sát thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, thông qua hành vi của con người, thứ khách quan nhất chúng ta có thể thấy, chúng ta có thể giải mã và đào sâu phân tích về kích thích và phản ứng đã tác động lên đối tượng một cách dễ dàng.
Một điều quan trọng nữa là: Tâm lý học hành vi và sinh lý học có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi cả hai đều thuộc phạm trù của khoa học tự nhiên. Sinh lý học có nhiệm vụ nắm rõ từng bộ phận trên cơ thể động vật như chín hệ cơ quan lớn trong cơ thể người phân công và hoạt động ra sao, vận hành có trật tự, mạch lạc thế nào, đồng thời đọc giải tâm lý thông qua những tín hiệu phát ra từ cơ thể. Trong khi đó, song song với sinh lý học, tâm lý học hành vi càng chú trọng hơn vào các hành động của động vật và con người, không những cần quan sát phân tích, mà còn phải nắm rõ quy luật trong đó để đưa ra những điều chỉnh và kiểm soát phù hợp.
CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG SINH LÝ
Phần này tập trung chủ yếu vào:
Quá trình vận hành của quy luật kích thích – phản ứng
Không phải cứ xảy ra kích thích là cơ thể chúng ta sẽ phản ứng lại ngay. Người xưa thường nói: Gãi không đúng chỗ ngừa thì chỉ tốn công vô ích. Cũng giống như châm cứu, nếu không điểm huyệt đúng vị trí thì sẽ rất khó có tác dụng.
Cách các kích thích khác nhau sẽ dẫn đến những phản ứng khác nhau
Ở đây, chúng ta bàn về kích thích xét về bản chất tự nhiên và kích thích có điều kiện hoá như thí nghiệm về chú chó của Pavlov. Đại ý là thông thường nếu chú chó nhìn thấy đĩa thức ăn sẽ lập tức tiết nước bọt thèm thuồng, nhưng nhờ vào sự thay thế kích thích, bây giờ nếu thấy ánh đèn và tiếng chuông đều khiến chú chó nhỏ dãi thèm thuồng. Đây là một ví dụ điền hình của sự thay thế kích thích.
Thói quen chỉ là những phản ứng có điều kiện kiểu mới
Chúng ta thường nghĩ rằng, thói quen là một quá trình dễ dàng, không có gì phải bàn cãi tuy nhiên, để hình thành một thói quen là một chuỗi những phản xạ có điều kiện được thực hiện trong một thời gian dài. Hay nói cách khác, thông qua quá trình thử đi thử lại những hành động, dần dần chúng ta loại bỏ những thao tác không cần thiết và chỉ giữ lại những thao tác quan trọng và điều chỉnh sao cho phù hợp để duy trì một thói quen nào đó.
Ngoài việc thay thế kích thích, chúng ta còn có thể thay thế phản ứng của một người, dẫn đến những hành vi tích cực trong tương lai
Đối với một số người, sự thay thế phản ứng cũng một phần phản ánh tuổi thơ của họ trong quá khứ. Hay nói cách khác, thông qua những phản ứng của họ trong cách tiếp nhận thông tin có thể nói lên sự tổn thương mà họ từng trải qua.
Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe: “Một ngày bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng”. Điều này đặc biệt đúng với trẻ nhỏ. Thực chất chúng không sợ bản thân dây thừng đó, mà chúng sợ hãi những vật có bề ngoài gợi liên tưởng tới con rắn, từ đó nhìn giả thành thật, cơn ác mộng trong quá khứ lại một lần nữa hiện về.
Chúng ta cần hiểu rằng, khi một đứa trẻ vừa đến với thế giới này cũng giống như “ nghé con mới sinh không biết sợ hổ”, bởi vậy nếu trong quá trình lớn lên có điểm khác biệt với những đứa trẻ khác, các bậc cha mẹ cần suy nghĩ xem điều gì tác động lên hành vi của trẻ nhỏ, từ đó tìm cách khắc phục và hỗ trợ chúng khi cần.
Việc nhìn nhận vào cách phản ứng của một người với một sự kiện nào đó, chúng ta có thể hình thành sự cảm thông và thông cảm với những gì họ trải qua mà không có sự giả định hay chỉ trích.
CHƯƠNG 3: HÀNH VI MANG TÍNH THÓI QUEN
Nội dung chương này tập trung vào ý nghĩa của thói quen, thói quen hình thành như thế nào và tiêu chí để hình thành và nuôi dưỡng một thói quen tốt.
Ý nghĩa của thói quen:
Thói quen được hình thành chủ yếu dựa trên mong muốn duy nhất đó chính là được sống thoải mái.
Con người hình thành thói quen để có thể thích ứng với các kích thích bên ngoài một cách tốt hơn.
Mục đích của một phản ứng sinh ra nhằm để kết thúc một kích thích nào đó, chính vì vậy vai trò của thói quen chính là những phản ứng có điều kiện được sinh ra để giúp chúng ta thoát khỏi những kích thích và trở về với trạng thái ban đầu, đồng thời khiến cho chúng ta phục hồi nhanh chóng để làm những việc mình mong muốn, từ đó hoàn thành mục tiêu được định sẵn.
Thói quen được hình thành như thế nào?
Đề minh hoạ cho việc thói quen được hình thành như thế nào, Watson đã tiến hành một cuộc thực nghiệm đối với trẻ nhỏ. Đại ý là ông đã đặt bình sữa ở rất gần tay của đứa trẻ. Đứa trẻ nhìn thấy bình sữa thì liền cực quậy, khoa tay múa chân, miệng liên tục chóp chép, mọi hành động đều thể hiện sự mong muốn uống bình sữa. Tuy nhiên, giai đoạn này đứa trẻ vẫn không với tay về bình sữa.
Đến ngày thứ hai, phản ứng của đứa bé ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ hơn, đặc biệt là cánh tay. Xác suất bàn tay và cánh tay vào vật thể lớn hơn cả so với những bộ phận khác.
Ngoài ra, để tăng thêm độ khó, ông còn đặt thêm một miếng bánh ở vị trí mà đứa trẻ có thể lấy được, khi đó đứa trẻ lại với tay ra lấy và cho miếng bánh vào miệng.
Cứ như vậy, cuộc thí nghiệm được thực hiện liên tục từ mười đến mười hai lần, cho đến khi đứa trẻ hoàn toàn có thể với tay lấy được bình sữa.
Từ thí nghiệm trên, chúng ta có thể thấy bàn tay, cánh tay và ngón tay đều phối hợp hoàn hảo với nhau thì những hoạt động không liên quan đến bàn tay như bàn chân hay thân người cũng dần dần được lược bỏ hoặc biến mất.
Đưa tay là một hoạt động căn bản nhất, mà thói quen này dần về sau có thể biến đổi phức tạp như ném đồ vật, cầm nắm, xoay đồ vật, hoặc đầy đồ vật về phía trước.
Hình thành và nuôi dưỡng thói quen tốt
Ý này có liên quan đến ý trên, để hình thành một thói quen và nuôi dưỡng chúng, chúng ta cần một quá trình “thử sai” rất nhiều lần. Thông qua quá trình này, chúng ta mới có thể loại bỏ những hành động không cần thiết, từ đó tìm ra con đường ngắn nhất để giải quyết vấn đề, đồng thời biến con đường đó thành phản xạ có điều kiện ổn định dần theo thời gian.
Điều này liên quan đến cách nuôi dạy con của các bậc cha mẹ. Cha mẹ luôn muốn dọn sẵn đường đi cho con cái, có thể thấy đây không phải là giúp đỡ mà chính là hại con. Nếu không muốn trở thành người cha mẹ người mẹ dạy hư con thì hãy cứ để con trẻ dùng hết khả năng của nó để trải nghiệm cuộc sống càng nhiều càng tốt. Chỉ khi trải nghiệm nhiều như vậy, chúng mới có thể tự tìm ra cách để giải quyết vấn đề, từ đó vững vàng hơn để đối mặt với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.
CHƯƠNG 4: CÂU ĐỐ VỀ CẢM XÚC
Cơ sở sinh lý cho cảm xúc:
Cảm xúc không phải là thứ được sinh ra một cách vô cớ, nó cũng cần sự nâng đỡ về mặt sinh lý của cơ thể con người. Một ví dụ cụ thể là trẻ sơ sinh.
Đối với một đứa trẻ mới sinh, có ba loại kích thích khơi gợi được phản ứng từ nó.
Một là sợ hãi, ví dụ khi nghe tiếng sấm hoặc khi cơ thể mất đi điểm tựa, nó sẽ kêu khóc vì giật mình, phản ứng của các cơ quan trong cơ thể đều xuất hiện rõ ràng.
Hai là sự tức giận. Kích thích này xuất phát từ việc bản thân đứa trẻ không được hoạt động tự do, ví dụ như hai tay bị giữ chặt, khi ấy đứa trẻ ấy sẽ trở nên bực bội, khóc lóc, hô hấp gián đoạn, hệ tuần hoàn cũng bị ảnh hưởng theo. Có thể liên hệ được, hành động mặc áo cho con trẻ của cha mẹ thường khiến cho chúng khó chịu và cáu kỉnh.
Cuối cùng là tình yêu. Nếu cha mẹ dỗ dành hay vuốt ve chúng, chúng sẽ ngừng khóc, vui cười thành tiếng, nhịp thở thay đổi và cơ thể thả lòng hơn.
Cảm xúc có tính lan truyền.
Tất cả những cảm xúc như: sợ hãi, lòng can đảm, nỗi sợ đều có tính lan truyền. Khi chúng ta bị đặt trong hoàn cảnh nào đó, dưới tác động của những cảm xúc này thì hành vi của chúng ta sẽ thay đổi theo một chiều hướng nhất định.
Ví dụ:
Trong thí nghiệm của Watson, ông tiến hành một cuộc thực nghiệm của Bob – một cậu bé vốn không hề sợ thỏ. Khi tiếp xúc với những chú thỏ dễ thương, cậu không hề tỏ ra cảm giác khó chịu, thậm chí cậu còn vuốt ve chúng. Nhưng vào một ngày đi chơi trong công viên cùng cô bạn Lucy. Trong lúc chơi đùa, khi người ta đưa thỏ đến, Lucy sợ hãi khóc thét lên, đòi mọi người mang thỏ đi. Kết quả, trong bầu không khí này, cậu bé Bob dường như bị ảnh hưởng. Cậu sẽ suy nghĩ rằng, chắc hẳn con thỏ này cũng có những điểm đáng sợ, nếu không Lucy tại sao lại hoảng sợ đến mức như vậy?
Sau nhiều tuần như thế, khi đưa cậu chơi cùng những người bạn khác, Bob đều từ chối tiếp cận chú thỏ, vẻ mặt luôn trong tình trạng hoài nghi.
Từ những biểu hiện trên, chúng ta có thể thấy rằng:
Nếu đặt trong môi trường tập thể, chắc chắn sẽ xuất hiện sự lan truyền cảm xúc giữa những đứa trẻ có phản ứng sợ hãi và những đứa trẻ không có phản ứng sợ hãi.
Việc này cũng giống như, khi chúng ta bị đám đông ảnh hưởng sẽ rất dễ cảm xúc của chúng ta bị tác động, từ đó thay đổi hành vi tương ứng.
Sự hình thành của cảm xúc phức tạp:
Cảm xúc phức tạp là tác động của những kích thích bên ngoài và chúng được hình thành trong một thời gian dài. Chúng không đến một cách tự nhiên mà chúng cần một quá trình phản ứng và thích ứng với các yếu tố xung quanh bên ngoài.
Ví dụ điển hình là sẽ có người khi nhìn thấy ai đó đã nổi trận linh đình, nhưng cũng có một số người thì lại không có phản ứng gì. Họ bình tĩnh và ôn hoà.
Sự chuyển dịch cảm xúc (Transference):
Đây là một hiệu ứng rất phổ biến trong tâm lý học, chúng được gọi là hiệu ứng Hào Quang (The Halo Effect). Tuy nhiên, khi đề cập đến tâm lý học hành vi, hiệu ứng này có một cái tên phù hợp hơn là: Transference.
Hiệu ứng này dùng để chỉ hiện tượng một người nào đó trước khi đưa ra phán đoán về một sự vật, sự việc hoặc một người khác thường sẽ bị ấn tượng ban đầu ảnh hưởng, dẫn đến việc phán đoán bản chất của đối tượng dựa theo cảm tính chủ quan.
Trong quá trình đưa ra nhận định, chúng ta không chỉ nhắm đến duy nhất nhận thức về một đối tượng nào đó, mà quen gộp cả những thuộc tính khác nhau của đối tượng thành một chỉnh thể rồi tưởng tượng và đưa ra đánh giá.
Ví dụ điển hình là: Chỉ cần ngửi thấy mùi hương từ quả táo, não bộ của chúng ta sẽ tự động phác hoạ toàn bộ hình ảnh của quả táo.
Chính điều này, trong một số trường hợp thì hiệu ứng hào quang này cản trở chúng ta trong việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề khách quan nhất có thể. Khi ý thức sự tồn tại của hiệu ứng này, chúng ta sẽ không đánh giá sự vật, sự việc hay con người hết cách chủ quan nữa. Tất cả sự đánh giá đều phải dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế và chúng ta cần thời gian cố định để thật sự phân tích và đưa ra kết luận.
CHƯƠNG 6: ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA NGÔN TỪ
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá “vùng đất ngôn ngữ”, cách ngôn ngữ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta ra sao, hiệu ứng Domino liên quan như thế nào đến ngôn ngữ, vv.
Sự vận động mang tính thúc đẩy của ngôn ngữ.
Khi nói ra một từ ngữ nào đó, có lẽ chúng ta không hề ý thức được rằng chính từ ngữ đó đã tạo nên một dãy phản ứng dây chuyền như các tấm domino.
Hiệu ứng domino là khi một tấm domino đổ xuống, nó sẽ khiến các tấm domino phía sau cũng đổ xuống theo.
Trong quá trình hình thành ngôn ngữ, các thói quen sử dụng của con người cũng đã được thiết lập trước đó. Chỉ cần một kích thích tại một thời điểm nào đó cũng có thể dẫn đến hàng loạt những động tác phản ứng sau đó. Ví dụ: Khi chúng ta nhắc đến một từ nào đó, ngay lập tức bạn sẽ nhớ những trải nghiệm gắn liền với từ đó, hay có thể hoàn thành một câu trọn vẹn với từ được nói ra. Quá trình này gọi là “gợi nhớ” nhưng thực chất nó không khác gì hiệu ứng domino trong thực tế.
Hay một ví dụ dễ hiểu khác: Khi còn đi học, đôi lúc chúng ta bắt gặp dạng đề thi điền từ vào chỗ trống. Lúc này, có những học sinh phải truy hồi về ký ức để nhớ lại từ đầu, nhưng trong tình huống này, tất cả những gì chúng ta cần chỉ là một kích thích – một từ nào đó kích thích phản ứng dây chuyền. Một khi tấm domino đầu tiên đổ xuống thì các tấm còn lại phía sau sẽ phản ứng dây chuyền theo.
Ngôn ngữ là thói quen cần duy trì
Thật vậy, nếu những liên kết cùng với những thói quen giao tiếp trước đó sau một thời gian không được liên kết và cùng cố trong một thời gian cố định thì việc nhớ lại một việc gì đó, hoặc đơn giản là nhớ tên của một ai đó cũng sẽ gây khó khăn.
Ví dụ:
Có những người trước đó thân thiết với nhau, trò chuyện rất thân mật, nhưng bẵng đi sau đó một thời gian không còn liên lạc với nhau thì bây giờ khi gặp nhau lại đột nhiên không còn nhớ tên nhau nữa ( mặc dù biết mặt nhau và nhận ra rất nhanh chóng). Nhưng chỉ cần một trong cả hai nói ra tên mình thì những thói quen ngôn ngữ trước đây lại một lần nữa được thiết lập. Họ lại tay bắt mặt mừng, vui vẻ hớn hở như năm nào.
Nhưng cũng có những trường hợp khi hai người xa cách nhau một thời gian quá dài hoặc mối quan hệ của hai người vốn không mấy thân thiết thì khi gặp lại, bất luận là thói quen hành động hay tổ chức ngôn ngữ đều không còn nữa. Nguyên nhân là vì, những thói quen này trước đó vốn chưa đạt đến một mức độ nhất định, lại trải qua một thời gian dài không được duy trì, kết quả là chúng hoàn toàn bị “quên lãng”.
Việc này cũng áp dụng đến với tiếp nhận kiến thức mới. Khi chúng ta học bất cứ một điều gì mới, nếu không duy trì thì sớm muộn cũng sẽ quên và những thói quen trước đó cũng sẽ biến mất.
Khi kích thích nào đó xuất hiện trở lại sau một thời gian biến mất, những gì chúng ta phản ứng với kích thích ấy đều là những thói quen vốn có từ trước, là sự tái hiện những hành vi của ta vào lần đầu tiên kích thích xuất hiện.
CHƯƠNG 7: NHÌN THẤU NHÂN CÁCH
Trong chương này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về định nghĩa nhân cách, nghiên cứu về chúng cũng như tìm hiểu thách thức chúng ta sẽ đối mặt khi tìm hiểu về nhân cách của con người. Cuối cùng, liệu chúng ta có thật sự thay đổi nhân cách hay không?
Nhân cách là gì?
Theo chủ nghĩa tâm lý học hành vi, nhân cách là tập hợp được tạo thành từ hành vi. Nhưng những hành vi này lại được định hình dưới tác động của môi trường bên ngoài. Hay nói đơn giản hơn, đó là dựa trên chính môi trường con người sinh sống.
Nghiên cứu về nhân cách
Điểm trọng tâm mà chúng ta cần nghiên cứu đó là dựa trên những hành vi phức tạp của con người, chúng ta có thể phán đoán xem những trường hợp nào có thể giúp chúng ta phát huy được sở trường của bản thân, cũng như những trường hợp nào không phù hợp với mình để mỗi cá nhân đều có thể phát huy và tận dụng hết khả năng của bản thân.
Nếu xét về phạm trù đạo đức cá nhân thì rất khó đoán và rất mơ hồ. Đây cũng không phải trọng tâm nghiên cứu của những người theo chủ nghĩa hành vi, ngoại trừ các nhà khoa học. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về tính cách con người, ta sẽ phải làm rõ hàng loạt những vấn đề như: Người này có thói quen làm việc ra sao? Anh ta đối xử với bạn bè ra sao? Anh ta có phải là người sống có nguyên tắc và đạo lý hay không? Vô vàn câu hỏi đợi chúng ta giải đáp.
Những điểm yếu về nhân cách:
Chúng ta vẫn thường cảm thấy cái tôi thật sự của mình quá xa vời và khó lòng với tới, nhưng thực chất, chúng ta chỉ thiếu duy nhất một thứ là dũng cảm để “gặp mặt” cái tôi ấy mà thôi. Những người dám trực tiếp đối diện với điểm yếu trong nhân cách của bản thân chính là những dũng sĩ can đảm nhất.
Sau đây là một vài điểm yếu trong nhân cách mà chúng ta cần nhìn nhận:
Sự tự ti
Rất nhiều người chỉ vì muốn che đậy khuyết điểm của chính mình mà tìm trăm phương nghìn kế để đắp lên mình càng nhiều thứ đồ xa xỉ càng tốt như trang phục, trang sức, siêu xe, biệt thự, vv. Đại đa số chúng ta không bao giờ chịu đối diện với nỗi tự ti trong mình.
Dễ kiêu ngạo trước những lời khen
Không cho phép người khác chạm đến vị trí mà mình đang đứng
Duy trì những thói quen xấu từ thời bé
Vậy chúng ta có thay đổi nhân cách được không? Câu trả lời là có nhưng chúng ta cần thời gian và sự quyết tâm cao độ.
Có hai việc chúng ta bắt buộc cần phải làm là: quên đi chuyện trước đi (không nhất thiết là chuyện tiêu cực), và học cách làm những điều mới mẻ. Hay nói cách khác, để loại bỏ một thói quen xấu nào đó, bạn cần thay đổi môi trường xung quanh mình song song với việc thiết lập những thói quen mới, kiên trì thực hiện ngày qua ngày.Bạn chỉ thật sự thay đổi nhân cách nếu như bản thân có mong muốn và ý thức về điều đó. Nếu như không muốn đối diện với những điểm yếu trong nhân cách của chính mình và tìm cách thay đổi thì tất cả chỉ vô ích.
Ví dụ:
Đa số trong chúng ta biết rằng, đi ngủ sớm là cần thiết nhưng hiếm khi tất cả thực hiện một cách nghiêm túc và có thể kỷ luật bản thân để yêu cầu bản thân đi ngủ sớm. Khi bạn thật sự quyết tâm và có mong muốn thay đổi, thì bạn mới có khả năng chạm đến thành công.
Lời kết
Trên đây là những gì mình đúc kết từ quyển sách, hy vọng có thể mang lại cho các bạn kiến thức mới cũng như tự nhìn lại bản thân để bắt đầu thấu hiểu và thay đổi chính mình. Đồng thời, nhận biết được cách người khác suy nghĩ và hành động ra sao để có một cách nhìn khách quan nhất có thể.
Review chi tiết bởi: Tuyết Sơn
Hình ảnh: Tuyết Sơn [...]
January 26, 2025@Về tác giả:
Hector Garcia sinh ra tại Tây Ban Nha, ông đồng thời có thêm quốc tịch Nhật Bản, nơi ông sống đã hơn 10 năm. Ông từng làm kỹ sư phần mềm cho Tổ chức nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu tại Thuỵ Sĩ. Sau đó, ông chuyển đền Nhật Bản và phát triển phần mềm nhận diện giọng nói cũng như công nghệ phục vụ cho các công ty khởi nghiệp của thung lũng Silicon muốn tiến vào thị trường Nhật Bản.
Francesc Miralles sinh ra và lớn lên tại Barcelona, ông theo học chuyên ngành báo chí, văn học Anh và tiếng Đức. Hiện ông làm công việc biên tập, viết thuê và cả sáng tác nhạc.
@Sách dành cho ai:
Sách dành cho bạn đọc muốn tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, bí quyết trường thọ của người dân nơi đây, điều gì tạo nên sự khác biệt giữa Nhật Bản và các nước phương Tây, quan trọng hơn hết, làm thế nào để tìm ý nghĩa của cuộc sống.
@Về nội dung sách:
Nội dung sách xoay quanh về bí quyết đi tìm ikigai, bí quyết trường thọ của người Nhật, đặc biệt là vùng Ogimi tại hòn đảo Okinawa – nơi có nhiều người sống trăm tuổi nhiều nhất trên thế giới, từ chế độ ăn uống, đến rèn luyện cơ thể, nghỉ ngơi, thái độ khi đối mặt với nghịch cảnh, vv.
Vậy, ikigai là gì? Làm thế nào để tìm ikigai của chính mình? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
| ĐỊNH NGHĨA IKIGAI?
Ắt hẳn bạn đã nghe đâu đó về khái niệm ikigai của người Nhật. Ikigai theo triết lý Nhật Bản chính là LÝ DO BẠN THỨC DẬY MỖI BUỔI SÁNG.
Tất cả chúng ta đều có ikigai tồn tại bên trong chính mình. Một số người phát hiện ra ikigai của chính mình ngay từ rất sớm, nhưng cũng có một số người vẫn chưa tìm thấy. Tuy nhiên, ikigai vẫn luôn tồn tại bên trong mỗi cá nhân chúng ta.
Khi nhắc đến Nhật Bản, chúng ta thường không khỏi tấm tắc khen ngợi về tinh thần làm việc bền bỉ và chăm chỉ của người dân nơi đây. Đối với họ, không có chuyện “nghỉ hưu” đâu nhé.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những người mặc dù đã lớn tuổi nhưng họ vẫn hăng hái với công việc, làm những việc họ yêu thích khi sức khoẻ còn cho phép. Mỗi sáng thức dậy họ đều có một lý do để bắt đầu ngày mới tràn ngập năng lượng và niềm vui.
Vậy, làm thế nào để tìm ra ikigai của chính bạn?
Trong văn hóa Nhật Bản, để tìm được Ikigai bạn cần có hội tụ 4 yếu tố: Điều bạn thích, điều bạn làm giỏi, điều giúp bạn kiếm ra tiền và điều xã hội cần.
Bạn có thể chuẩn bị một tờ giấy và một cây bút để có thể tự hỏi bản thân những câu hỏi như theo sơ đồ nhé. Dần dần, bạn sẽ thấy ý nghĩa trong từng công việc mình làm.
Đi tìm ý nghĩa của cuộc sống có thể là mục đích tối thượng của con người nói chung. Cuộc sống sẽ trở nên u ám và đượm màu tuyệt vọng nếu bạn không có lý do để phấn đấu hay sống vì một lý tưởng cao cả nào đó. Thậm chí, bạn cũng có thể nghi ngờ sự tồn tại của bản thân nếu như cảm thấy cuộc sống của chính mình không có ý nghĩa nào cả.
Hãy tự hỏi bản thân:
Điều gì khiến bạn háo hức mỗi sáng sớm sau khi tỉnh dậy?
Điều gì có thể khiến bạn tràn đầy năng lượng và quên mất cả thời gian khi làm chúng?
Chỉ với những câu hỏi đơn giản như vậy, bạn có thể dành thời gian cho những việc bạn thấy có ý nghĩa và giá trị.
Một khi đã xác định những gì mình yêu thích, hãy bắt đầu thực hiện chúng. Cuộc sống bộn bề với những gánh nặng và lo toan, tuy nhiên nếu bạn tìm được cho mình một lý do để phấn đấu thì những chuyện khác sẽ không còn quan trọng nữa.
Sau khi đã xác định ikigai của mình là gì, bước tiếp theo là làm thế nào để thực hiện chúng mỗi ngày mà không bị phân tâm vào những cám dỗ xung quanh. Trong thời đại công nghệ ngày nay, chúng ta liên tục phải tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài, từ đó khả năng tập trung cũng dần giảm sút.
Theo tác giả, để có thể thực hiện tốt những hoạt động chúng ta yêu thích và nâng cao sự tập trung, chúng ta cần đạt được TRẠNG THÁI TRÔI (In the Flow).
Sau đây là 3 chiến lược giúp chúng ta “trôi”:
CHIẾN LƯỢC 1: CHỌN MỘT NHIỆM VỤ KHÓ KHĂN (NHƯNG KHÔNG QUÁ KHÓ)
Điều này có nghĩa là một khi bạn đã quá thành thạo một nhiệm vụ nào đó, khi làm bạn sẽ dễ phát sinh cảm giác chán và không tập trung. Nhưng khi cho bạn một nhiệm vụ hơi “vượt sức” một chút, bạn sẽ bắt đầu rơi vào trạng thái trôi vì điều bạn cần làm là sự tập trung để hoàn thành nhiệm vụ khó đó.
Chính vì vậy, mỗi ngày hãy tự tạo cho mình một số mục tiêu/ nhiệm vụ mang tính thách thức vừa phải để kích thích bộ não và tăng sự tập trung.
Ví dụ:
Nếu như hằng ngày bạn đều tập 5 bài tập thể dục giống nhau, thì hôm nay hãy thử thêm vào chu trình luyện tập 2 bài tập khó hơn để nâng cao độ khó của chúng. Một khi 2 bài tập khó được thêm vào, bạn sẽ tự động tập trung và điều chỉnh động tác sao cho đúng để hoàn thành bài tập của mình. Đó là lúc bạn đang “trôi”.
Chọn một hoạt động vừa phải, phù hợp với năng lực nhưng nâng cao hơn một chút để thử thách bản thân. Đó chính là hàm ý của Ernest Hemingway khi ông nói rằng: “Đôi khi tôi viết hơn khi tôi có thể”.
CHIẾN LƯỢC 2: CÓ MỤC TIÊU RÕ RÀNG, CỤ THỂ
Khi bạn có mục tiêu cụ thể và rõ ràng để theo đuổi thì bạn sẽ dễ dàng đạt tới trạng thái trôi.
Thay vì mơ hồ không biết một ngày của mình trôi qua như thế nào, bạn cần đặt cho bản thân những câu hỏi để hướng đến hành động cụ thể trong ngày.
Một giải pháp hay đó là: Trước khi bắt tay vào làm việc gì, hãy hỏi bản thân:
Mục tiêu của tôi trong buổi làm việc hôm nay là gì?
Tôi cần phải gọi bao nhiêu cuộc gọi trong ngày?
Tôi sẽ giải quyết bao nhiêu việc phát sinh còn tồn đọng trước đó?
Một khi có mục tiêu trong đầu, điều bạn cần làm là bắt đầu tiến hành hành động. Điều quan trọng là đừng để mục tiêu ấy ám ảnh tâm trí của chính mình.
Ví dụ:
Nếu như mục tiêu của bạn là đọc sách 30 phút mỗi ngày. Thay vì lo lắng đến cuối ngày do quá bận rộn nên vẫn chưa hoàn thành thì bạn cần thực hiện những bước nhỏ đầu tiên trước. Có thể đọc 1 trang, sau đó 2 trang, và từ đó động lực sẽ tiếp tục tăng. Đây là trạng thái trôi mà tác giả đề cập.
Có một mục tiêu nhất định trong ngày sẽ giúp cho bạn tập trung vào việc đó, tránh phân tâm vào những việc không quan trọng và lo lắng thái quá về những việc không cần thiết.
CHIẾN LƯỢC 3: TẬP TRUNG VÀO MỘT VIỆC DUY NHẤT
Trong thời buổi công nghệ bùng nổ như hiện nay, hằng ngày lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận rất lớn, điều đó dẫn đến chúng ta không ngừng làm hết việc này đến việc khác. Hay nói cách khác, chúng ta làm việc “đa nhiệm”.
Về hình thức, làm việc nhiều việc cùng lúc có vẻ tiết kiệm thời gian hơn, tuy nhiên theo nghiên cứu, việc cứ làm việc này rồi lại chuyển sang việc kia khiến cho hiệu suất công việc của chúng ta giảm đi 60%.
Tập trung vào một việc tại một thời điểm có lẽ là yếu tố quan trọng nhất để đạt được trạng thái trôi.
Làm thế nào để rèn luyện bộ não tập trung vào một việc duy nhất? Sau đây là một vài ý tưởng giúp chúng ta tránh bị xao nhãng và tạo lập một không gian tĩnh giúp chúng ta đạt tối đa đến trạng thái trôi.
1/ Chỉ đọc và trả lời email một hoặc hai lần trong ngày. Thiết lập thời gian cụ thể cho việc kiểm tra và phải tuân thủ tuyệt đối.
2/ Tuyệt đối không nhìn vào bất cứ loại màn hình nào trong vòng 1 giờ ngay sau khi thức dậy và 1 giờ trước khi đi ngủ.
3/ Hãy dành thời gian trong tuần như thứ Bảy hoặc Chủ Nhật “nhịn” công nghệ. Không sử dụng Wifi. Bạn có thể sử dụng máy đọc sách Kindle hoặc nghe máy MP3.
4/ Áp dụng thử phương pháp Pomodoro.
Điều này có nghĩa là bạn làm việc trong vòng 25 phút, sau đó nghỉ 5 phút. Hoặc bạn có làm việc trong vòng 50 phút và nghĩ 10 phút. Tất cả những gì bạn làm là hẹn giờ trên điện thoại hoặc máy tính. Lựa chọn chu kỳ thời gian cụ thể phù hợp nhất với mình nhé.
5/ Khi cảm thấy mất tập trung, hãy quay về thực hành chánh niệm.
6/ Gom tất cả những công việc hằng ngày lại, chẳng hạn như gửi hoá đơn, gọi điện thoại… và thực hiện tất cả trong một lần.
7/ Làm việc trong một không gian có thể tập trung được. Nếu có thể, hãy tạo cho mình một không gian yên tĩnh, không quá náo nhiệt, một chút nhạc không lời nhẹ nhàng có thể giúp bạn tập trung sâu hơn.
| BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ CỦA NGƯỜI NHẬT
1/ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Tính đa dạng có lẽ là mấu chốt trong chế độ dinh dưỡng của người dân địa phương. Họ ăn trung bình 18 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, đa phần là rau xanh.
Họ ăn ít nhất năm khẩu phần rau và quả mỗi ngày.
Người Okinawa tiêu thụ đường & muối chỉ một phần ba so với phần còn lại của dân số. Nếu tiêu thụ đường thì chủ yếu là đường mía.
Họ hấp thụ ít calo hơn: trung bình 1.785 calo mỗi ngày so với 2.068 calo của phần còn lại của dân số Nhật Bản.
Chế độ Hara Hachi Bu: tức là chỉ ăn 80% khi bạn thấy no, còn 20% còn lại cho việc tiêu hoá thức ăn sau đó.
Một cách để thực hành hara hachi bu là bỏ qua món tráng miệng. Khẩu phần ăn của Nhật Bản đa phần nhỏ hơn nhiều so với phương Tây.
Thức ăn không được phục vụ theo kiểu khai vị, món chính và món tráng miệng. Thay vào đó, thức ăn được bày lên cùng một lúc trên các đĩa nhỏ; một ít cơm, một ít rau, một bát súp miso và một món ăn nhẹ
Ngoài ra, việc hấp thụ ít calo hơn sẽ giúp chúng ta hạn chế các bệnh về tim mạch, béo phì, cao huyết áp và tiểu đường loại 2.
Một lợi ích khác của việc hạn chế dung nạp calo là làm giảm IGF-1 (yếu tố tăng trưởng giống insulin) trong cơ thể. IGF-1 là một loại protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình lão hoá; có vẻ như một trong lý do khiến con người và động vật già đi chính là sự dư thừa quá mức loại protein này trong máu.
Một số thực phẩm mà người Okinawa thường hay uống:
| Sanpin-cha: trà hoa nhài
Đây là loại trà được họ sử dụng nhiều nhất, chúng có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, và giảm căng thẳng.
| Trà xanh/ Trà trắng
Trà có tác dụng thanh lọc cơ thể, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại một số vi khuẩn, cải thiện tuần hoàn, vv.
Trà trắng được coi là một sản phẩm tự nhiên có khả năng chống oxy hóa mạnh nhất thế giới – có thể hình dung một tách trà trắng có tác dụng tương đương khoảng một chục ly nước cam.
| Shikuwasa: trái cây họ cam chanh tuyệt hảo. Ogimi chính là nơi sản xuất shikuwasa lớn nhất ở Nhật Bản.
Shikuwasa chứa hàm lượng nobiletin cao, một loại flavonoid giàu chất chống oxy hoá.
Nghiên cứu chứng minh rằng, hấp thụ nobiletin giúp bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh như xơ cứng động mạch, ung thư, và béo phì nói chung.
|| Tóm tắt:
Vậy tóm lại, chế độ ăn của người Okinawa thường tiêu thụ thực phẩm toàn phần, đa dạng khẩu phần ăn; họ ăn nhiều rau xanh và trái cây; các loại cá chứa chất béo tốt như: cá hồi, cá ngừ, cá thu; các loại ngũ cốc như yến mạch và lúa mì cung cấp năng lượng và khoáng chất; ít tiêu thụ đường và bổ sung vitamin thông qua các loại trái cây như cam quýt, dâu tây và mơ. Điều quan trọng là cân bằng lượng calo hấp thụ vào và áp dụng phương pháp 80/20.
2/ RÈN LUYỆN CƠ THỂ
Không có gì phải bàn cãi khi nói đến việc vận động cơ thể có ảnh hưởng lớn như thế nào đối với cơ thể cũng như tinh thần của chúng ta.
Họ yêu thích vận động và luyện tập những bài tập chủ yếu như sau:
| Khí công
| Yoga| Thái cực quyền
| Thiền
Mặc dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng đối với người sống thọ, họ luôn quan niệm rằng, giữ cho cơ thể vận động sẽ khiến cho tinh thần của họ luôn minh mẫn và sáng suốt. Không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn giữ dáng nữa đấy.
3/ THÁI ĐỘ SỐNG
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về wabi sabi và ichigo-ichie trong cách họ đối mặt với thử thách và nghịch cảnh nhé.
Wabi Sabi là một khái niệm của Nhật Bản diễn tả vẻ đẹp của bản chất ôn hòa, dễ thay đổi và không hoàn hảo của thế giới xung quanh. Thay vì tìm kiếm sự hoàn hảo, chúng ta nên tìm kiếm vẻ đẹp trong những thứ không hoàn hảo, thiếu hoàn chỉnh. Đây là lý do vì sao người Nhật ưa chuộng một tách trà không đều hoặc bị nứt. Họ cho rằng, những thứ không hoàn chỉnh và phù du mới thực sự đẹp bởi chỉ những thứ đó giống với thế giới tự nhiên.
Ichigo – ichie (Nhất kỳ nhất hội), có thể hiểu là “khoảnh khắc chỉ tồn tại ngay lúc này, và sẽ không bao giờ trở lại.” Điều này ám chỉ rằng, mỗi cuộc gặp gỡ- cho dù là bạn bè, gia đình, hoặc người lạ đều là duy nhất và sẽ không bao giờ lặp lại. Chính vì vậy, chúng ta nên trân trọng từng khoảnh khắc, đừng muộn phiền vì những gì đã xảy ra trong quá khứ hoặc quá mong chờ vào tương lai bất định.
Khi đối mặt với nghịch cảnh, thái độ đón nhận vô cùng quan trọng. Chỉ khi bạn biết chấp nhận chúng có thể xảy đến với mình, tìm cách vượt qua mới khiến cho cuộc sống của bạn trở nên màu sắc hơn.
Mọi thứ đều là vô thường, vạn vật luôn biến đổi không ngừng. Chúng ta không thể lúc nào cũng có được những thứ mình muốn, có niềm vui ắt sẽ có nỗi buồn, có thành công cũng sẽ có thất bại. Chúng luôn song hành cùng nhau. Nhận biết được bản chất vô thường của cuộc sống, bạn sẽ không bị nỗi thất vọng bủa vây nữa. Tâm hồn bạn được tự do và sẵn sàng đón nhận bằng tất cả những gì bạn có.
Bởi vì chúng ta không hoàn hảo, bản chất cuộc sống cũng vậy. Đừng tự trách bản thân chỉ vì những sai lầm của bản thân, thay vào đó, hãy nhìn sâu vào bên trong mình và học hỏi từ những sai lầm đó. Mình rất thích một câu ngạn ngữ Nhật Bản: Vết thương là nơi ánh sáng rọi vào. Thông qua vết thương ấy, bạn có thể trưởng thành từ chúng rất nhiều đấy.
Cuối cùng, làm thế nào để cải thiện nghịch cảnh tốt hơn?
Cách tốt nhất là tạo cho bản thân một kế hoạch dự phòng. Điều gì có thể xảy ra, hoặc điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Hãy tự đặt cho bản thân những câu hỏi như thế để có thể chuẩn bị cho những thách thức và khó khăn sẽ xảy đến trong tương lai.
Ví dụ:
Đối với công việc, hãy biết cách kiếm tiền từ những sở thích của bạn, đừng chỉ trông chờ vào một nguồn thu nhập duy nhất. Nếu có một nguồn thu nhập duy nhất, bạn sẽ dễ lâm vào đường cùng nếu như ông chủ đột nhiên sa thải hoặc công ty bị phá sản. Hoặc bạn có thể tiết kiệm từ bây giờ, để dành cho mình một khoảng dự phòng cho những việc khẩn cấp để một khi nghịch cảnh xảy ra, bạn còn có đường lui.
4/ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG
Một trong những bí quyết trường thọ của người Okinawa là cuộc sống xã hội của họ vô cùng phong phú. Họ luôn có một cộng đồng (Moai) đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Ở Ogimi, thị trấn được chia thành mười bảy khu dân cư, mỗi khu dân cư lại có một chủ tịch và một số người phụ trách những vấn đề như văn hoá, lễ hội, hoạt động xã hội và tuổi thọ.
Ngoài ra, các hoạt động lễ hội và vui chơi dường như là một phần thiết yếu trong cuộc sống ở Ogimi. Họ luôn tổ chức ăn mừng cùng nhau, cho dù đã 80 hoặc 90 tuổi, họ vẫn có thể tận hưởng cuộc sống cùng nhau.
Ngoài việc theo đuổi ikigai của mình, người dân nơi đây còn dành thời gian cho việc nuôi dưỡng những mối quan hệ ý nghĩa, hỏi han và quan tâm những người hàng xóm xung quanh, học cách mỉm cười và lan tỏa năng lượng đến người khác là một trong những cách giúp họ luôn tươi trẻ và tràn đầy năng lượng.
Như vậy, chúng ta đã cùng đi qua 4 bí quyết trường thọ của người Nhật. Mọi thứ có vẻ rất đơn giản và dễ áp dụng vào cuộc sống của bạn, chỉ cần một chút thời gian và sự kiên nhẫn bạn sẽ có thể gia tăng tuổi thọ, sống hạnh phúc và làm những việc cho bản thân và cộng đồng xung quanh.
Lời kết
Hy vọng với những kiến thức và bí quyết như trên, bạn có thể đưa chúng vào cuộc sống của mình, sống có mục đích và luôn giữ cho cơ thể, tâm trí và tinh thần luôn được khỏe mạnh và sáng suốt.
Review chi tiết bởi: Tuyết Sơn
Hình ảnh: Tuyết Sơn [...]
January 26, 2025@Giới thiệu về tác giả:
Carrie Ciula là một nhà sinh vật học, chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chăm sóc sức khỏe theo phương pháp tự nhiên.
@Nội dung sách:
Tôi Thay Đổi là một quyển cẩm nang nho nhỏ với nội dung xoay quanh về “9 thần chú mở khoá Tôi trọn vẹn” cùng với những kinh nghiệm, nghiên cứu được đúc kết lâu năm của tác giả, nhằm giúp chúng ta trên hành trình thay đổi, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
9 thần chú mở khoá này bao gồm 9 chủ đề tương ứng: Dinh dưỡng, Hơi thở, Chuyển động, Nghỉ ngơi, Thanh lọc, Suy nghĩ, Hợp nhất, Mục đích và Tình yêu.
@Sách dành cho ai:
Dành cho mọi đối tượng, đặc biệt là các bạn độc giả muốn hướng đến một cuộc sống lành mạnh và trọn vẹn hơn. Cuộc sống sẽ có những khoảnh khắc khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu lòng, mất đi động lực và sức sáng tạo vốn có. Tuy nhiên, với những thực hành đơn giản và thực tế, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức đã được kiểm nghiệm và bắt đầu tiến trình thay đổi bản thân.
Ngoài ra, sách còn dành cho những bạn nào yêu thích sự đơn giản, đọc một cái gì đó mới mẻ thì quyển sách cũng là một lựa chọn xứng đáng.
@Cấu trúc sách:
Sách trình bày rõ ràng và mạch lạc. Từng chương được chia ra cụ thể và ngôn từ súc tích. Kết thúc mỗi chương đều có phần tóm tắt nên bạn đọc rất dễ theo dõi và ghi chú lại. Đặc biệt, trong mỗi chủ đề được nhắc đến thì sẽ có một từ khóa chính nêu bật lên nội dung của chủ đề đó, khiến mỗi lần bạn nghĩ đến chủ đề đó cũng sẽ biết phần nói về chủ đề ấy sẽ đề cập đến nội dung gì.
Thiết kế đẹp và bắt mắt. Chất lượng giấy chất lượng và cứng cáp. Cảm giác đọc rất thích.
Nào, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn xem từng chương sẽ có những gì chờ chúng ta khám phá nhé.
PHẦN 1: TÔI ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG /VỀ DINH DƯỠNG/
Dinh dưỡng là một phần vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể vận hành và thực hiện các hoạt động thiết yếu trong ngày. Ngoài ra, thực phẩm còn ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta và cung cấp năng lượng cho chúng ta.
Để bắt đầu tiến trình thay đổi, hãy cùng tham khảo 5 chỉ dẫn sau về dinh dưỡng:
Ăn thực phẩm tươi và toàn phần
Ăn thực phẩm được kết hợp đơn giản
Tránh ăn quá nhiều vào ban đêm
Hãy để bản năng dẫn đường
Nuôi dưỡng bằng tình yêu và lòng biết ơn
Nào, cùng tìm hiểu từng điểm một nhé.
1/ Ăn thực phẩm tươi và toàn phần
Những thực phẩm đã qua chế biến, xử lý, biến tính nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể chúng ta gặp khó khăn trong việc nhận biết dinh dưỡng và chuyển hóa thành bất cứ thứ gì hữu ích.
Những thực phẩm nên tránh:
Các loại đường tinh chế
Thực phẩm đã qua chế biến
Đồ nướng ( bánh ngọt, bánh quy, bánh mì…)
Các thực phẩm đóng hộp ( đa phần là nhiều đường và chất béo không tốt cho cơ thể)
Sữa sản xuất hàng loạt, tiệt trùng
Thức ăn nhanh ( khoai tây chiên, xúc xích…)
Ngược lại, thực phẩm toàn phần mang đầy đủ các chất dinh dưỡng ở dạng nguyên bản, như những gì mà Trái Đất tạo ra chúng. Chính vì vậy, cơ thể chúng ta rất dễ hấp thụ những chất dinh dưỡng từ chúng. Bạn có thể lên Google và tìm những thực phẩm toàn phần một cách dễ dàng như: rau củ xanh, các loại đậu, hạt, các loại dầu ép lạnh, chưa qua xử lý (dầu olive), trái cây tươi, trứng từ những con gà ăn cỏ, vv.
2/Ăn thực phẩm được kết hợp đơn giản
Điều này có nghĩa là ăn những thực phẩm tốt cho việc tiêu hoá, giảm các tình trạng đầy bụng hoặc những triệu chứng căng thẳng tiêu hoá khác. Phần lớn chúng ta bị đầy bụng chính vì sự mất cân bằng giữa vi khuẩn và men tiêu hoá trong cơ thể. Ví dụ, khi bạn ăn protein và tinh bột cùng một lúc thì bạn đang yêu cầu hệ tiêu hoá của mình vừa có tính kiềm và tính axit. Quá trình tiêu hoá tinh bột ( khoai tây, ngũ cốc và rau củ) cần được thực hiện trong điều kiện kiềm. Còn enzym tiêu hoá protein sẽ phát triển mạnh trong điều kiện axit.
Một số điều cần lưu ý khi kết hợp thực phẩm với nhau:
Ăn nhiều hoa quả tươi
Ăn những món chứa protein kết hợp với những loại rau củ không chứa quá nhiều tinh bột hoặc tảo biển
Ăn ngũ cốc, các loại củ chứa tinh bột cùng rau xanh hoặc tảo biển
3/ Tránh ăn quá nhiều và ăn vào ban đêm
Phần lớn chúng ta ăn nhiều hơn những gì cơ thể cần. Dạ dày của chúng ta có rất nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành khi chúng ta tiêu thụ thức ăn. Nếu chúng ta ăn quá no thì dạ dày sẽ phải làm việc quá sức, và chúng cũng không thể trộn thức ăn với các dịch tiêu hoá một cách chính xác, dẫn đến thực phẩm sẽ giữ nguyên một vị trí, nơi nó bắt đầu lên men, tạo ra đường, trở thành môi trường cho vi sinh vật phát triển.
3 mẹo nhỏ để tránh ăn quá nhiều:
Lên kế hoạch cho những gì bạn ăn trước mỗi bữa ăn
Điều này sẽ tiết kiệm thời gian đồng thời cũng giúp bạn định lượng khẩu phần cần thiết cho cơ thể. Thay vì ăn quá no, hãy ăn ở mức cần thiết và cho phép cơ thể hấp thụ vừa đủ các chất dinh dưỡng.
Ăn chậm:
Việc ăn chậm sẽ giúp chúng ta tận hưởng từng miếng ăn, biến giờ ăn thành một trải nghiệm bình tĩnh và thú vị. Ngoài ra, việc ăn chậm còn giúp bạn no lâu hơn nữa đấy.
Bạn luôn có thể ăn thêm lần nữa, nhớ nhé!
Đây là điều mà chúng ta hay mắc sai lầm nhất. Cố gắng gạt suy nghĩ “ăn hết mọi thứ có trên dĩa”. Dừng ăn khi bạn cảm thấy no, bạn luôn có thể ăn thêm lần nữa khi cần thiết.
Tip nhỏ: QUY LUẬT 80/20
Dành 80% thời gian cho việc nghiên cứu những thực phẩm tốt cho sức khoẻ và rồi bạn sẽ tận hưởng trọn vẹn 20% thời gian còn lại
Cố gắng lấp đầy đĩa của bạn với 80% rau xanh, phần còn lại là những thực phẩm khác
Ăn cho đến khi bạn no 80%, 20% còn lại là công việc của dạ dày trong việc tiêu hoá thức ăn
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn vào ban đêm nhé vì ban đêm là lúc cơ thể được thiết lập để thanh lọc và phục hồi nên nếu ăn quá nhiều sẽ cản trở quá trình này, dẫn đến chất lượng giấc ngủ không tốt và mau lên cân nữa nhé.
4/ Hãy để bản năng dẫn đường
Điều này có nghĩa là bạn có thể tham khảo cách người khác thiết lập một bữa ăn hay theo dõi chế độ dinh dưỡng của họ nhưng bạn cần chọn lọc và xem thực phẩm nào là phù hợp với mình nhất nhé. Cái gì phù hợp với bản thân mới có thể khiến cho cơ thể bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng được.
5/ Nuôi dưỡng bằng tình yêu và lòng biết ơn
Từng bữa cơm bạn ăn, từng nguyên liệu bạn mua đều do công sức của từng cá nhân đóng góp vào. Chúng mang đến cho bạn năng lượng, giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và duy trì sự sống cho bạn. Chính vì vậy, hãy trân trọng từng bữa ăn, từng thực phẩm bạn có trong tay. Hãy trân trọng chúng với thái độ biết ơn và thông qua chế biến chúng bằng sự điềm tĩnh và tình yêu thì mọi bữa ăn của bạn đều trọn vẹn.
PHẦN 2: TÔI ĐƯỢC SÁNG TẠO TRONG /SUY NGHĨ/
Nội dung chính trong phần này nói về suy nghĩ và cảm xúc. Chúng đóng vai trò quan trọng trong cách chúng ta hành động và sống cuộc đời mình. Con người ai cũng có cảm xúc và suy nghĩ riêng, nhưng cách chúng ta suy nghĩ và kiểm soát cảm xúc sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta,
Mình thích nhất trong nội dung này khi tác giả có nhắc đến định luật Hấp Dẫn (The Law of Attraction) và định luật Phân Cực ( The Law of Polarity).
Một ngày chúng ta có biết bao nhiêu suy nghĩ tiêu cực lẫn tích cực. Suy nghĩ như thế nào sẽ quyết định hành động của ta thế ấy, chính vì vậy chúng ta cần phải biết điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của chính mình một cách có kiểm soát. Nếu không thì sẽ rất khó để có một ngày an yên.
Theo Định luật Hấp dẫn, những gì giống nhau sẽ thu hút lẫn nhau. Hoặc đơn giản, khi bạn nghĩ về những điều tốt đẹp, những suy nghĩ tích cực, những gì bạn biết ơn thì vũ trụ sẽ bằng một cách nào đó sẽ mang những điều đó đến gần bạn hơn.
Thay vì mặt ủ mày chau thì hãy cho bản thân một cơ hội làm mới trong suy nghĩ. Theo định luật Phân cực, thì mọi thứ là đối ngẫu. Ví dụ, nóng và lạnh là hai thái cực khác nhau, vui và buồn, sợ hãi và dũng cảm, sáng và tối cùng tồn tại song song. Nếu chúng ta có thể nhìn vào một thứ theo hướng tiêu cực thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cũng có thể nhìn chúng theo chiều hướng tích cực. Mọi thứ cần sự cân bằng chứ không phải là cực đoan về một thái cực nào đó.
Bạn hãy quan sát cách bạn suy nghĩ và cách chúng ảnh hưởng đến cảm nhận của bản thân như thế nào nhé.
Một điểm quan trọng nữa là cảm xúc. Ai cũng có những nỗi thất vọng, những vết thương chưa được chữa lành, những sự việc chúng ta không thể bỏ qua hay tha thứ cho người khác. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giải phóng chính mình bằng cách thực hành: HO’OPONOPONO – đọc là: Ho-o-pono-pono.
Ho’oponopono là một tập tục hòa giải và tha thứ của người Hawaii cổ đại. Chúng bao gồm 4 câu nói sau:
Tôi xin lỗi
Hãy tha thứ cho tôi
Tôi yêu bạn
Cảm ơn bạn
Thông qua thực hành từng câu nói trên với sự chân thành, chấp nhận và thái độ biết ơn thì lòng bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Tôi bắt đầu một ngày mới trong niềm vui, sự biết ơn…
Mọi thứ đang diễn ra như vốn dĩ chúng phải thế…
Tôi đủ đầy, khỏe mạnh và trọn vẹn
Tôi được kết nối với tất cả những gì xung quanh tôi.
Mọi thứ tôi cần đều nằm trong tầm tay tôi.
Tôi yêu con người mình và mọi việc mình thực hiện.
Mọi chuyện đều đang rất ổn.
PHẦN 3: TÔI ĐƯỢC BUÔNG LỎNG /TRONG HƠI THỞ/
Hít thở sâu là một cách tuyệt vời để giúp kiểm soát căng thẳng và các tình trạng liên quan đến căng thẳng: hệ bạch huyết, hệ miễn dịch, máu, các cơ quan và chức năng sinh lý của chúng ta được củng cố thông qua hơi thở.
Hơi thở là nguồn cội của sự sống. Nếu thiếu hơi thở, bạn sẽ sống không nổi dù chỉ một phút. Ai trong chúng ta cũng đều biết cách thở, nhưng chưa chắc ai cũng biết cách thở đúng. Phần lớn, hơi thở của chúng ta đều rất nông và chưa sâu.
Ngoài việc mang oxy đến từng tế bào trong cơ thể và đồng thời giải phóng khí CO2, thở còn đóng vai trò quan trọng trong việc thư giãn, chữa lành cơ thể của chúng ta. Khi bạn tức giận hay có việc gì phiền lòng, bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu sau đó bạn sẽ cảm nhận sự bình tĩnh ngay lập tức. Chúng làm giảm nhịp tim và huyết áp của bạn một cách đáng kể.
Chính vì vậy, hãy dành thời gian hơn cho việc tập trung vào hơi thở. Bạn có thể ngồi thiền, chỉ tập trung vào chuyển động của hơi thở khi bạn hít vào và thở ra. Hoặc tốt hơn nữa là ra ngoài, hoà nhập với thiên nhiên và thở cùng cây cối.
Những lúc rảnh rỗi, hãy dành thời gian cho bản thân để tập trung vào hơi thở. Tập trung cho hơi thở và bạn sẽ thấy điều kì diệu xảy ra.
Tip nhỏ: Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng cho việc áp dụng hơi thở chánh niệm như: Calm hoặc Headspace nhé! Các ứng dụng này có những bài tập thiền hướng dẫn cơ bản và nhạc nền êm dịu.
PHẦN 4: TÔI ĐƯỢC TỰ DO / TRONG CHUYỂN ĐỘNG/
Nội dung phần này chủ yếu nói về tầm quan trọng của việc tập thể dục và vận động thể chất giúp chúng ta ra sao trong việc giúp cơ thể khỏe mạnh và mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc và tích cực.
Hoạt động thể chất ảnh hưởng đến não tương tự như cách nó ảnh hưởng đến cơ bắp của chúng ta. Thông qua việc phá vỡ sau đó phục hồi, chuyển động khiến các tế bào thần kinh trở nên mạnh mẽ và đàn hồi hơn. Tập thể dục giải phóng endorphin trong cơ thể chúng ta, làm giảm nhận thức của chúng ta về cơn đau và kích hoạt cảm giác tích cực- điều này đã biến việc tập thể dục trở thành một liệu pháp chữa trị trầm cảm tự nhiên và tuyệt vời.
Có nhiều cách để bạn có thể vận động cơ thể:
Đi dạo
Chọn đi bộ hay đi xe đạp thay vì lái xe đến những địa điểm xung quanh
Dọn dẹp nhà cửa, trồng cây, cắt cỏ hoặc dắt chó đi dạo
Tham gia thêm một số hoạt động vui chơi như bơi lội, chèo thuyền hay đi bộ đường dài.
PHẦN 5: TÔI ĐƯỢC TRONG LÀNH /VỀ THANH LỌC/
Thanh lọc cơ thể cũng như thanh lọc trong tâm trí. Hãy tưởng tượng khi bạn dọn dẹp nhà cửa, tất cả những bụi bặm đều tan biến, để lại một không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái. Việc thanh lọc cơ thể cũng tương tự như vậy.
Do văn hoá phương Tây, một trong những cách họ thanh lọc cơ thể là dùng đất sét. Một là họ ăn đất sét, hai là tắm đất sét.
Phương pháp đơn giản của việc ăn đất sét là: điện từ âm của đất sét mang lại khả năng hút vào và đào thải các yếu tố mang điện tích dương ra khỏi cơ thể, khiến chúng trở thành một “chất tẩy rửa” mạnh mẽ từ bên trong. Tuy nhiên, việc ăn đất sét chúng ta phải tìm loại đất sét chất lượng tốt và nghiên cứu kỹ công ty cung cấp đất sét cho bạn.
Tắm đất sét cũng là một cách để thanh lọc cơ thể. Bạn có thể trộn một đến hai cốc đất sét sạch với nước ấm sau đó ngâm mình thư giãn.
Dù gì đi nữa, hãy khiến cơ thể đổ mồ hôi. Đây mới chính là cách loại bỏ độc tố trong cơ thể và tái tạo năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể đi bộ, chạy bộ, nhảy múa hay tập aerobic.
Một điều đặc biệt nữa dành cho phái nữ là chu trì kinh nguyệt hàng tháng. Đây cũng là một trong những cách thanh lọc cơ thể, tống khứ những yếu tố độc hại trong các mô tế bào ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và lưu thông mạch máu.
Vì thế, hãy dành thời gian hỗ trợ cơ thể mình thông qua ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi, bình ổn tâm trí và sắp xếp lại không gian sống. Hãy cảm thấy biết ơn vì chúng ta được làm mới mình thông qua quá trình đặc biệt này.
PHẦN 6: TÔI ĐƯỢC LẤP ĐẦY VỀ /MỤC ĐÍCH/
Nội dung phần này chủ yếu nói về những nỗi lo lắng, sợ hãi của con người. Đồng thời, làm thế nào để chúng ta có thể vượt qua, nuôi dưỡng trong mình lòng dũng cảm cũng như sự đam mê cho những gì mình đang theo đuổi.
Ai cũng có những nỗi sợ vô hình, tuy nhiên sẽ dựa vào cách chúng ta nhìn nhận chúng sẽ quyết định chúng ta có thể sống thoải mái hay không. Khi bạn sợ hãi, hãy đánh giá lại xem những gì bạn lo lắng đang kìm hãm hay giúp ích cho bạn nhé.
Một câu mà mình rất thích trong chương này là: Bạn là ai mà lại “thu mình trong vỏ ốc”?. Chúng như một lời động viên mỗi khi chúng ta chùn bước. Bạn là một phần quan trọng và lớn lao trong cuộc đời này, thế cơ sao lại từ giới hạn những sức mạnh của chính bản thân? Hãy tỏa sáng và dũng cảm đối mặt với những gì xảy ra phía trước. Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi này mỗi khi bạn cảm thấy thiếu can đảm.
Ngoài việc đề cập về những nỗi lo lắng của chúng ta, tác giả còn đề cập đến việc thiết lập những chiếc thẻ tầm nhìn (vision card). Đây như một cách để giúp bạn tự tin hơn, tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống và lối sống mà bạn mong muốn.
Cách làm như sau: Tôi vui và biết ơn… sau đó tùy tình huống cụ thể, hãy viết ra những gì bạn thấy hào hứng, mãn nguyện, hạnh phúc và biết ơn trong cuộc sống này. Mỗi khi nhìn lại, bạn sẽ thấy yêu đời và cảm thấy cuộc sống của mình trọn vẹn hơn. Bạn có thể cắt giấy ra từng miếng bằng nhau, bỏ vào túi hay đặt ở những vị trí dễ nhìn thấy trong nhà hoặc nơi làm việc để có thể nhìn và lấy cảm hứng.
Mình cũng hay thường viết những gì mình biết ơn trong notebook hoặc ứng dụng như Notion để có thể lưu trữ và xem lại mỗi khi bản thân mất đi động lực. Bạn có thể thử nhé.
Một điều quan trọng nhất là: Dù làm gì đi nữa, hãy tự tạo niềm vui cho mình, làm những gì bạn yêu thích, đi theo lý tưởng của chính mình. Hãy cứ là chính bạn, tự do thể hiện và liên tục học hỏi trong quá trình khám phá nhé.
PHẦN 7: TÔI ĐƯỢC GẮN KẾT VỀ /HỢP NHẤT/
Chúng ta không thể nào sống một mình mà thiếu đi sự quan tâm hay gắn kết từ những người xung quanh. Hợp nhất ở đây không chỉ về việc gắn bó yêu thương với những người thân xung quanh, mà còn gắn kết với thiên nhiên và vũ trụ.
Hãy dành thời gian cho việc trò chuyện và gắn kết với những người bạn tin tưởng. Những người mang trong mình một năng lượng tích cực, chính họ sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn. Còn gì tuyệt vời hơn khi có một người tâm sự và chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn khi bạn đang gặp khó khăn, đúng không nào?
Một điều thú vị nữa chính là dành thời gian với thiên nhiên hơn. “Chạm đất” là một khái niệm mình thấy thích khi đề cập trong chương này. Nghĩa là khi chân bạn chạm mặt đất, bạn sẽ cảm nhận được sự kết nối với năng lượng từ vũ trụ. Ngoài ra, khi chân bạn chạm đất, ion âm sẽ truyền vào cơ thể bạn, đồng thời thải ra các ion dương từ cơ thể ra ngoài vũ trụ. Chính điều này mang lại sự cân bằng, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện, tinh thần minh mẫn hơn.
Chính vì vậy, khi có cơ hội, hãy chạm đất khi có thể. Đi dạo, ra ngoài công viên, hãy đi chân trần trên những thảm cỏ, hãy cảm nhận những gì tuyệt vời mà Trái Đất mang tới.
PHẦN 8: TÔI ĐƯỢC LÀM MỚI /TRONG NGHỈ NGƠI/
Khi đến nói nghỉ ngơi, bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên? Mình sẽ nghĩ đến giấc ngủ. Vì nếu không có một giấc ngủ tốt, mọi hoạt động trong ngày của chúng ta sẽ kém hiệu quả và chất lượng công việc sẽ không đảm bảo.
Khi giấc ngủ thường xuyên bị xem nhẹ, thì theo một cách nào đó, mọi hệ thống trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Về mặt thể chất, việc đối phó với căng thẳng hằng ngày ở mức độ vừa phải trở nên khó khăn hơn đối với cơ thể. Chức năng miễn dịch sẽ bị tổn hại, làm suy giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Ngay cả một đêm mất ngủ cũng có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm khắp cơ thể.
Vì vậy, để có một giấc ngủ ngon giấc, bạn cần cân nhắc những yếu tố sau:
Bóng tối: Hãy đảm bảo trước khi đi ngủ vài tiếng, đèn trong phòng của bạn đã được tắt hoặc bạn có thể sử dụng ánh sáng yếu, chẳng hạn như đèn đá muối Himalaya.Ngủ trong bóng tối thúc đẩy quá trình sản xuất melatonin – hooc môn gây buồn ngủ. Nếu có quá nhiều ánh sáng trước khi bạn ngủ, điều này sẽ gây cản trở chất lượng giấc ngủ của bạn.
Ánh sáng Mặt Trời: Hãy tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời thường xuyên hơn vào ban ngày. Nếu phần lớn thời gian bạn dành đều trong nhà thì hãy ra ngoài thường xuyên hơn. Tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời giúp cơ thể chúng ta tổng hợp vitamin D, giúp cân bằng canxi trong máu, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sự phát triển khoẻ mạnh của tế bào.
Ăn uống: Bạn nên hạn chế ăn vào ban đêm nhé vì như thế sẽ hạn chế quá trình phục hồi và trao đổi chất của cơ thể, khiến cho bạn ngủ không ngon giấc.
Âm thanh: Hãy tạo một không gian yên tĩnh, âm thanh êm dịu để giúp chúng ta thư giãn nhất có thể nhé.
Không gian: Hãy sắp xếp không gian xung quanh bạn một cách gọn gàng, ngăn nắp nhất có thể. Chỉ sử dụng phòng ngủ để ngủ là cách thuyết phục cơ thể đi ngủ và phục hồi sâu.
Công việc hằng ngày: Hãy sắp xếp công việc hằng ngày thống nhất theo từng ngày để duy trì đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn, đồng thời giúp cho giấc ngủ của chúng ta sâu và ngon hơn. Đừng làm việc quá khuya, chính điều này sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của bạn đấy.
PHẦN 9: TÔI ĐƯỢC TRỌN VẸN /TRONG TÌNH YÊU/
Yêu ở đây bao gồm yêu bản thân, yêu người khác và yêu cả hành tinh chúng ta đang sống. Để yêu bản thân, yêu người khác hay yêu hành tinh này là một việc không khó nếu chúng ta có đủ sự kiên nhẫn và thời gian cho chúng.
Hãy yêu bản thân mình hơn, chấp nhận những gì còn thiếu sót bên trong chúng ta, sau đó cứ bước tiếp về phía trước. Chúng ta đang trong quá trình trưởng thành, liên tục học hỏi và dung nạp những thứ mới, đồng thời rủ bõ những gì không còn phục vụ cho lý tưởng của chúng ta nữa.
Hãy yêu người khác hơn, cho dù họ có phán xét hay đánh giá bạn như thế nào. Ai cũng đang cố gắng hết sức mình để thực hiện hoài bão của chính họ. Đôi lúc, họ chưa chuyển hoá được những tạp niệm bên trong họ nên mới có những hành động hay cư xử chưa đúng mực. Hãy tha thứ và dìu dắt họ.
Hãy yêu hành tinh này vì chúng ta không thể chỉ nghĩ đến hạnh phúc của chính mình mà quên đi hạnh phúc chung. Cụ thể là hãy chú ý đến những gì bạn mua, không gian sống xung quanh bạn có đang hỗ trợ cho sự khỏe mạnh của hành tinh này không. Vấn đề môi trường hiện nay đang ở mức báo động, chính vì vậy hành động nhỏ của mỗi chúng ta đều có thể đóng góp cho sự trong sạch của Trái Đất.
Lời kết
Hy vọng sau khi đọc xong quyển sách này, bạn sẽ có thêm sự tự tin, kiến thức và trải nghiệm để bắt đầu thay đổi trên con đường hoàn thiện chính mình. Chỉ khi bạn ý thức được những gì bạn làm thì cuộc sống của bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
Review chi tiết bởi: Tuyết Sơn
Hình ảnh: Tuyết Sơn [...]
August 14, 2021Hôm nay mình học được từ một podcast rất hay tên là: Optimal Living Daily. Đây là một kênh podcast tiếng Anh về rất nhiều chủ đề trong cuộc sống. Tình cờ nghe được nội dung về việc làm thế nào chúng ta biết được đâu là thời điểm thích hợp để say “yes” với những cơ hội ngoài kia, và đâu là thời điểm để chúng ta say “No” và đặt ra những giới hạn cho bản thân. Mình thấy nội dung rất hữu ích nên sẽ share cho mọi người.
Cách để xác định xem khi nào để say “yes” và say “no” tất cả liên quan đến hệ giá trị của bạn. Hay nói cách khác, điều gì bạn cho là quan trọng nhất, điều gì bạn đánh giá cao trong cuộc sống và sẵn sàng ưu tiên chúng, điều mà một khi bạn đi quá giới hạn, bạn sẽ hối hận và tiếc nuối cả đời.
Nhìn chung, có hai loại người thường có xu hướng say “yes” và say “no”. Cùng tìm hiểu chúng ta thuộc tuýp nào rất có ích cho những lựa chọn sau này của bạn.
Thứ nhất, nếu bạn là người chưa thật sự biết mình muốn và làm gì, vẫn còn mơ hồ (uncertain) về những dự định & kế hoạch cho tương lai. Bạn thiếu kinh nghiệm (lack of experience), thiếu đam mê (lack of passion), hay nói cách khác, bạn vẫn còn nhiều điều cần khám phá ở thế giới ngoài kia thì bạn nên say “Yes” khi cơ hội đến.
Vì bạn chưa khai phá được sở thích hay đam mê của mình là gì nên khi sẵn sàng đón nhận những điều mới lạ, những thử thách và những cơ hội ngoài kia, chúng sẽ giúp bạn trưởng thành và học hỏi được rất nhiều. Thông qua việc khám phá và cho bản thân cơ hội thử những thứ mới, dần dần bạn sẽ biết đam mê của mình và thứ mình theo đuổi là gì.
Ví dụ: Bạn có thể thử tham gia lớp học về Yoga, các loại môn thể thao, đánh đàn piano, tham gia một lớp học vẽ, hay học một khóa về phát triển bản thân, vv. Hãy để những cơ hội ấy dẫn bạn đi đến những “vùng đất mới.”
Thứ hai, nếu bạn là người biết mình muốn gì, xác định được điều gì là quan trọng, và có những mục tiêu nhất định để theo đuổi thì việc say “Yes” với nhiều cơ hội ngoài kia sẽ phản tác dụng. Bạn cần biết giới hạn (boundary) của mình ở đâu để không vượt qua chúng.
Ví dụ: Trong một mối quan hệ nghiêm túc, nếu bạn giá trị (value) việc chung thuỷ và tính bền vững của một mối tình, bạn sẽ không “trăng hoa” và quen tiếp một người mới chỉ vì họ có vẻ “cool”, vì bạn biết rằng, tình yêu của bạn cho một người là vĩnh hằng, khi bạn phá vỡ đi mọi giới hạn trong tình cảm thì mối quan hệ của bạn đi đến hồi kết là điều dĩ nhiên. Khi biết điều gì là quan trọng, tự động bạn sẽ không còn quan tâm đến những thứ xao nhãng xung quanh. Bạn chỉ tập trung vào con đường mình đang đi.
Hoặc, bạn biết sức khỏe là quan trọng và hút thuốc là có hại cho sức khoẻ thì việc say “no” là một điều cần thiết, mặc dù hút thuốc mang tính chất gây nghiện cao và ảnh hưởng dài hạn đến chính bạn.
Vì vậy, có thể nói việc xác định điều gì là quan trọng với bạn là gì (What is important to you?) và hệ giá trị của mình là gì (values), lúc đó bạn có thể biết được mình nên say “yes” hay say “no”.
Bonus: Một tip nhỏ để cân nhắc
1/ Nếu những cơ hội đó đối với bạn sức hấp dẫn của chúng là 100%, nhưng ngược lại 100% chúng đang đe dọa (threaten) đến những mục tiêu và giá trị cốt lõi mà bạn đang ưu tiên 100% thì tuyệt đối say “no”.
(Bạn trân trọng giá trị gia đình, nhưng do công việc mới khiến bạn phải di chuyển nhiều, phải xa gia đình nhiều, phải vắng mặt ở nhà nhiều lần trong tuần nhưng lương rất hậu hĩnh và chế độ đãi ngộ rất cao thì khả năng cao bạn nên say “no”, vì đó không phải là công việc bạn muốn, nó khiến bạn xa dần giá trị gia đình).
2/ Nếu những cơ hội đó đối với bạn sức hấp dẫn của chúng là 50%, nhưng ngược lại 100% chúng đang đe dọa (threaten) đến những mục tiêu và giá trị cốt lõi mà bạn đang ưu tiên 100% thì tuyệt đối say “no”. Giống như ví dụ về mối quan hệ tình cảm có nhắc ở trên.
3/ Nếu những cơ hội đó đối với bạn sức hấp dẫn của chúng là 100%, nhưng ngược lại 20% chúng đang đe dọa (threaten) đến những mục tiêu và giá trị cốt lõi mà bạn đang ưu tiên 50% thì bạn nên cân nhắc và cho mình cơ hội để say “yes”.
(Bạn thích đi du học nhưng mức độ yêu thích tầm 50% thôi, chủ yếu được ra nước ngoài cũng có vẻ thú vị, nhưng khi có cơ hội đạt được học bổng 70-80% do nhà trường hỗ trợ, và điều này cũng không gây ảnh hưởng gì nhiều đến bạn thì bạn có thể chấp nhận và say “yes” với cơ hội quý giá này.)
Nghe có vẻ phức tạp nhưng khi thực tế áp dụng, bạn sẽ dần thông thạo thôi.
Lời kết
Một khi bạn đã lựa chọn làm một việc gì, hãy nghĩ đến điều gì bạn đang xem trọng nhất, sau đó hãy đưa ra quyết định một cách khôn ngoan nhất. Có như vậy, bạn mới không cảm thấy hối hận.
Written by Tuyết Sơn
Inspired: Optimal Living Daily
Source: https://oldpodcast.com/261-how-do-i-know-when-to-say-yes-more-and-embrace-life-versus-when-to-say-no-more-and-set-stronger-boundaries/ [...]
August 14, 2021Mark Mason từng nói rằng: “You can inspire people, support and educate them but No, you can’t change them” – Câu nói này có nghĩa là Bạn có thể truyền cảm hứng cho một ai đó, bạn có thể giúp đỡ hay hướng dẫn cho họ, nhưng bạn không thể thay đổi họ được.
Thật vậy, tôi suy ngẫm câu nói này rất nhiều lần và nhận thấy rằng, trong cuộc sống cá nhân và công việc của tôi, có quá nhiều tình huống và trường hợp mà con người đang làm những việc mà kết quả chỉ dẫn đến một kết cục không thể quay đầu. Người ta thường hay nói rằng: Cuộc sống này thật dễ dàng, nếu nói cuộc sống thật khó khăn thì chỉ có thể nói là con người chúng ta làm khó lẫn nhau mà thôi.
Thế gian muôn hình vạn trạng, những tính cách, suy nghĩ, quan niệm sống của con người vì thế cũng trở nên khác nhau rất nhiều. Cách họ được nuôi dạy từ nhỏ, cách môi trường xung quanh tác động, những con người họ gặp, những quyển sách họ đọc, vv đều góp phần không nhỏ trong việc định hình nhân cách và tam quan của một con người.
Nếu bạn muốn thay đổi họ, điều này không phải là không thể, tuy nhiên, bạn cần có phương pháp tiếp cận hiệu quả và có một chiến lược khôn ngoan.
Mark Manson khuyên chúng ta rằng, có ba cách để khiến cho một cá nhân nào đó thay đổi cho mục đích tích cực hơn, tuy nhiên sự thay đổi này nằm trong phạm vi ý chí nội tại và khả năng sẵn sàng thay đổi xuất phát từ chính nội tâm của họ.
1/ Hãy làm gương cho họ
Một người có thể thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, hoặc thay đổi đề từ bỏ đi một thói quen xấu của chính họ nếu có một ai đó (bạn) sẵn sàng đi bước đi đầu tiên. Hay nói cách khác, bạn sẽ làm gương trước để họ có thể nhìn thấy những ảnh hưởng tích cực mà hành động của bạn mang lại cho chính bản thân bạn. Khi bạn thành công, họ sẽ được truyền cảm hứng và từ đó, sâu thẳm trong nội tâm của họ, họ cũng sẽ bị lay động và bắt đầu dần dần thay đổi.
Sẽ rất khó để yêu cầu một người đọc sách nếu như ngay từ ban đầu, họ chưa đọc sách bao giờ. Điều này không có nghĩa là họ không thể thay đổi. Quá trình thay đổi cần rất nhiều thời gian, sự kiên trì và sự kỷ luật sắt thép. Bạn cần là người “truyền lửa” cho họ, liên tục cho họ thấy đọc sách giúp bạn như thế nào, mở rộng tam quan của bạn ra sao, đồng thời có thể giúp bạn gặt hái thành công trong các khía cạnh của cuộc sống ra sao, vv. Khi họ thấy được những ảnh hưởng tốt từ việc đọc sách, họ sẽ tự ý thức thay đổi.
2/ Đặt câu hỏi thường xuyên hơn
Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi, nó còn quan trọng hơn nhiều hơn việc chỉ yêu cầu ai đó làm theo ý bạn muốn.
Thay vì nói một người bạn rằng: “Cậu nên đi ngủ sớm đi”, bạn có thể nói: “Mình thấy dạo này cậu thường hay mệt mỏi và hiệu suất làm việc có vẻ giảm sút, cậu có nghĩ rằng, cậu nên lên kế hoạch cho giấc ngủ của mình tốt hơn không?”
Thay vì nói: “Cậu nên đề xuất tăng lương đi?”, bạn có thể nói: “Cậu có nghĩ rằng, cậu đang được trả lương một cách không công bằng không?”
Tuy việc đặt ra nhiều câu hỏi có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng nó là một cách để bạn thấu hiểu, và quan tâm một người. Bạn thừa biết rằng, ép buộc người khác làm việc này hay việc kia là một việc phản tác dụng. Ai mà không có tâm lý chống đối khi bị yêu cầu phải làm những việc mà họ không thích cơ chứ?
Vì vậy, bạn cần nhẹ nhàng nhưng tinh tế trong việc đặt câu hỏi cho họ để họ có thể nhìn thấy những điểm còn đang hạn chế, từ đó bắt đầu hành động cho sự thay đổi.
3/ Luôn cho họ biết rằng, bạn sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần một cách vô điều kiện
Như đã đề cập, quá trình thay đổi của một người cần nhiều thời gian và thử nghiệm. Đôi lúc họ muốn thay đổi nhưng do không đủ động lực, hay vẫn bị ảnh hưởng bởi những thói quen trước đó, bạn phải thật kiên nhẫn cùng họ. Hãy nói cho họ biết rằng, bạn sẵn sàng giúp họ khi họ cần. Không cố gắng để thuyết phục hay bắt họ phải làm như thế này như thế kia. Một sự thật là, dù biết rằng lời khuyên của bạn rất tốt cho họ, nhưng người nếm trải và chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình lại chính là họ.
Một khi họ biết rằng bạn vẫn luôn ở phía sau, thì họ sẽ cảm thấy không bị gò bó hay ép buộc, ngược lại còn có thêm nhiều động lực và lý do cho tiến trình thay đổi của chính mình.
Cho nên, trong cuộc sống của chúng ta, đừng cố tranh cãi hay muộn phiền vì bạn không thể thay đổi tính tình của chồng/vợ bạn, điều này cần một quá trình và cần rất nhiều thời gian. Hoặc, cũng đừng bất mãn hay khó chịu vì đồng nghiệp không nghe theo ý bạn, đơn giản là họ chưa nhận thấy giá trị của việc thay đổi là gì. Hãy từng bước khơi gợi và giúp họ ý thức về việc bản thân có cần điều chỉnh hay không.
Lời kết
Cho dù là ai đi nữa, cho dù là cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp hay chồng/vợ của bạn, để họ thay đổi theo cách bạn muốn là điều không thể. Chỉ có bạn thay đổi trở nên tốt hơn, dùng cách giao tiếp nhẹ nhàng và hiệu quả nhất có thể mới khiến cho động lực bên trong họ nảy sinh, từ đó bắt đầu thay đổi. Vì là người bạn thương hay quan tâm thì những điều này vốn rất xứng đáng, có đúng không?
Hy vọng bạn có thể có được những thông tin hữu ích từ góc nhìn này.
Written by Tuyết Sơn
Trân trọng,
Inspired: Mark Manson
Source: https://markmanson.net/no-you-cant-make-a-person-change [...]
August 8, 2021Để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thứ quyết định kết quả không chỉ là trình độ, quan trọng hơn là thái độ. Thái độ không giống nhau sẽ dẫn đến những sự việc khác nhau, từ đó tạo ra sự phân hoá không ngừng và gia tăng khoảng cách số phận giữa người và người. Với Thái Độ của Ngô Quân, đúc kết từ những kinh nghiệm vàng của các nhiều học giả vĩ đại và trải nghiệm của chính tác giả, cuốn sách đúc kết những triết lý nhân sinh sâu sắc và bài học đắt giá gửi đến những bạn trẻ đang mong muốn tự cải thiện bản thân và tăng tốc trưởng thành.
@Về tác giả:
Ngô Quân là Tiến sĩ, Chuyên gia tìm kiếm và xử lý ngôn ngữ tự nhiên nổi tiếng. Ông là nhà đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon.
@Về nội dung sách:
Hình thức sách là tuyển tập những lá thư mà tác giả viết gửi cho hai người con gái của mình trong khoảng thời gian hai cô đang học trung học và đại học. Chủ đề của những bức thư bao gồm những chủ đề quen thuộc từ học tập, làm việc, tài chính, vv. Những lời khuyên của tác giả cho chính hai cô con gái của mình cũng mang đến cho chúng ta những thông điệp vô cùng quý giá và sâu sắc. Giọng văn thực tế và khách quan.
@Bố cục sách:
Sách được chia thành nhiều chương, dễ theo dõi. Sau đây mình sẽ chia sẻ một vài điểm mình thấy tâm đắc nhất.
CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC NHÂN SINH
Trong chương này, nội dung bao gồm những thái độ sống đúng đắn, những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng mang ý nghĩa lớn lao, những thói quen thành công và điều gì dẫn đến hạnh phúc của con người.
Đầu tiên: Trong cuộc sống, chúng ta cần một thái độ lạc quan.
Nếu sống mà không có một thái độ lạc quan và vui vẻ thì khó lòng chúng ta có thể cảm thấy thỏa mãn và hài lòng với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng mặt ủ mày chau thì cuộc sống sẽ rất vất vả.
Cuộc đời của bạn có chừng ấy năm, đừng chỉ làm việc vất vả mà quên tận hưởng những gì tốt đẹp của cuộc sống này mang lại. Nhiều người trong chúng ta đều có xu hướng xem trọng của cải vật chất và tiền tài, nhưng nếu một người không thật sự hạnh phúc thì cho dù có bao nhiêu tiền của đi nữa cũng không vui vẻ gì.
Theo thống kê ở Mỹ, những người có thu nhập cao hơn ở các tỉnh bang không hẳn là họ hạnh phúc hơn những người có thu nhập thấp. Ngược lại, những người có thu nhập thấp hơn nhưng họ sống rất thân thiện và yêu đời.
Hạnh phúc là nền tảng của con người. Khi tâm hồn bạn vui vẻ, an yên thì cuộc sống trở nên đẹp hơn, lòng người trở nên ấm áp; còn nếu như lúc nào bạn cũng ích kỷ, hẹp hòi thì cho dù người khác có thiện chí tốt với bạn đi nữa cũng vô ích, vì lúc đó bạn chỉ nghĩ là do người ta có ý đồ với mình mà thôi.
Cuộc sống có muôn vàn bất trắc và khó khăn, nhưng cũng không kém đi những điều tốt đẹp và cơ hội. Cuộc đời có bao nhiêu lần mười hay hai mươi năm nữa, tại sao chúng ta không sống trong sự vui vẻ và lạc quan thay vì lo lắng và bất an?
Khi có một thái độ lạc quan, không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần, bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều. Khi gặp khó khăn đi nữa, bạn cũng đương đầu giải quyết, không chìm đắm trong sự tuyệt vọng quá lâu, từ đó giúp bạn hình thành nên sự tự tin và sự can đảm khi đối mặt với nghịch cảnh theo thời gian.
Tiếp theo: Vậy thái độ lạc quan (hanh hạnh phúc) đến từ đâu?
Hạnh phúc mang đến cho con người những cảm giác tuyệt vời. Khi nhắc đến hạnh phúc, chúng ta sẽ liên tưởng đến những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, điển hình là Costa Rica, Đan Mạch và Singapore.
Trong quyển sách “The Blue Zone of Happiness” của tác giả Dan Buettner – một nhà thám hiểm, đã từng đề cập rằng: Mức sống người dân ở ba quốc gia này rất cao, một phần là vì chế độ hỗ trợ xã hội rất tốt, từ giáo dục đến y tế, ngoài ra còn kể đến giá trị quan & cách người dân trải nghiệm một ngày của họ như thế nào.
Ở Singapore, họ quan trọng giá trị quan là làm việc chăm chỉ và vất vả thì mới cảm thấy hạnh phúc; tuy nhiên, ở Costa Rica họ lại quan trọng việc tận hưởng cuộc sống, chấp nhận những gì xảy đến với mình bằng thái độ tích cực. Dĩ nhiên, nếu người Singapore qua Costa Rica sống thì chắc sẽ rất không thoải mái vì họ thấy người dân nơi đây chỉ biết tận hưởng, không làm việc chăm chỉ như họ; ngược lại, khi người Costa Rica qua Singapore cũng sẽ khó lòng vui vẻ nổi vì ở đây, chỉ có làm việc và làm việc mới cảm thấy có giá trị và hạnh phúc mà thôi. Hai giá trị quan khác nhau nhưng họ luôn hài lòng với cách sống mà họ lựa chọn. Không có gì sai cả.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi những đóng góp hay hành động của bạn gây ảnh hưởng đến thế giới, hay thậm chí là một phần thiểu số người thì bạn cũng sẽ rất vui vẻ và phấn chấn. Được biết rằng, những hành động tử tế, những sản phẩm của mình (sách, podcast, mã lập trình, vv) được đông đảo người đón nhận và sử dụng thì con người sẽ cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Chúng ta thường hay nói “Cho đi cũng chính là cách nhận lại nhiều hơn”.
Ngoài ra, bạn cũng thể tạo ra hạnh phúc của riêng mình theo những cách sau:
1/ Kiên trì học hỏi những cái mới
Chính điều này sẽ giúp cho bạn mở mang đầu óc, khi phát hiện ra thứ gì đó mới bạn sẽ cảm thấy hứng thú và vui vẻ.
2/ Giúp đỡ, bao dung và tôn trọng người khác.
Chính vì điều này sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều mối quan hệ đẹp và ý nghĩa. Chỉ khi con người dang tay ra đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau mới khiến cuộc sống của bạn thoải mái.
3/ Có lý tưởng và nỗ lực hết mình để thực hiện chúng.
Con người hạnh phúc khi có mục tiêu và ước mơ để theo đuổi. Hãy thiết lập cho mình những mục tiêu nhỏ và sẵn sàng lên kế hoạch để thực hiện chúng. Cảm giác thành tựu sẽ đến ngay sau khi bạn chinh phục được mục tiêu.
Cuối cùng: Thói quen và thành công
Thói quen sẽ quyết định thành bại của một người. Vận mệnh của người đó cũng từ chính những thói quen của họ mà đi theo chiều hướng phát triển hay suy tàn.
Hãy nhìn cách một người khi bị ăn một cái bạt tai hồi nhỏ thì sẽ biết vận mệnh của người đó.
Tất cả phản ứng đều có thể quy về ba loại sau: Loại thứ nhất, tát trả. Loại thứ hai, nhẫn nhục và ôm mặt bỏ đi. Loại thứ ba, bình tĩnh lại và phân tích, xem chuyện gì đang xảy ra, có thể người tát bạn là một kẻ vô lại, nhưng khi tìm hiểu tình hình một cách tận tường thì sau này bạn cũng sẽ tìm cơ hội để đáp trả theo cách khác. Điều này có mối liên hệ với cách chúng ta phản ứng trong cuộc sống.
Ví dụ:
Khi có ai đó la mắng hay chỉ trích chúng ta vô cớ, tình hình là sẽ có 3 loại phản ứng. Loại đầu tiên, chửi mắng lại. Loại thứ hai, im lặng, chấp nhận việc bị chửi và ôm mặt bỏ đi. Loại thứ ba, bình tĩnh phân tích và xem liệu từ phía bản thân họ hay người kia đang có vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và hướng xử lý để cùng nhau hòa giải. Những người rơi vào loại thứ ba có xu hướng thành công hơn những người rơi vào loại một và hai.
Chính những phản ứng này sẽ hình thành nên thói quen của bạn. Người đi đáp trả ngay lập tức sẽ có thói quen phản ứng với tất cả mọi việc, không cần cân nhắc hay bình tĩnh để nhìn lại vấn đề. Người có thể điểm đạm suy xét cội rễ của vấn đề thì chắc chắn sẽ thành công, vì họ không hấp tấp vội vàng, vừa biết suy nghĩ cho mình và cho người nên mối quan hệ với người khác lúc nào cũng chan hòa và thoải mái.
Một người cẩn thận, chi tiết trong từng việc nhỏ thì sẽ thành công hơn là làm việc cẩu thả và hời hợt. Thói quen không hình thành trong một đêm, mà phải trải qua một quá trình dài và sự luyện tập bền bỉ. Vì vậy, hãy luyện tập cho mình làm tốt từ những việc nhỏ và thành công sẽ theo chân bạn một ngày không xa.
CHƯƠNG 2: THẤU HIỂU THẾ GIỚI
Nội dung chương này tập trung vào tầm nhìn của một người khi đưa ra quyết định, cách họ suy nghĩ về cuộc sống, cách họ làm việc và hướng đến cảnh giới cao nhất.
/Cuộc sống cần phải cụ thể/
Chúng ta có thể sử dụng câu châm ngôn này để áp dụng cho tất cả những khía cạnh của cuộc sống, và công việc một cách tốt nhất.
“Cuộc sống cần phải cụ thể” được lấy cảm hứng từ những triết lý sống và cách nhìn về thế giới của đất nước Đức. Như bạn đã biết, Đức nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao, cẩn thận & tinh vi đến từng chi tiết nhỏ. Họ luôn quan niệm rằng, không quan trọng số lượng, chỉ cần chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào đạt đến cảnh giới và tiêu chuẩn cao nhất thì đó mới gọi là thành công.
“Cuộc sống cần phải cụ thể” có thể được hiểu là mọi thứ cần nên rõ ràng, chỉnh chu và cụ thể. Trong lúc bàn luận vấn đề, đừng bàn những chuyện chung chung, mà hãy đi vào chi tiết, phân tích để đưa ra kết luận chính xác nhất. Hay nói cách khác, người Đức không thích làm bạn với mơ hồ và qua loa, họ thích mọi thứ minh bạch và rõ ràng.
Một ví dụ khác. Khi tác giả có dịp đi đến Đức để bàn một số chuyện kinh doanh đầu tư với đối tác, do không rành về giao thông ở đây nên ông có hỏi người đi đường về cách đến nhà ga nhanh nhất. Thông thường, trong trường hợp như vậy thì có 2 tình huống xảy ra:
1/ Một người đi đường bình thường ở một quốc gia nào đó sẽ hướng dẫn cho bạn cách đi, nên rẽ theo hướng nào mới tới điểm đến mà bạn mong muốn.
2/ Người Đức thì ngược lại. Họ sẽ thấy được sự hoang mang của bạn khi không biết đường, cuối cùng họ sẽ đích thân dẫn bạn đến nhà ga luôn.
Trong tình huống này, tác giả đã được họ dẫn đến nhà ga gần nhất. Thông qua đó, bạn cũng có thể họ rất thân thiện và “chi tiết” trong việc hướng dẫn du khách.
Vậy bạn có thể áp dụng triết lý này vào cuộc sống & công việc như thế nào?
Bạn có thể thiết lập mục tiêu cụ thể và rõ ràng để lên kế hoạch thực phù hợp. Đặt ra những mục tiêu quá chung chung sẽ không giúp bạn gặt hái được thành tựu.
Khi giao tiếp, cần rõ ràng khi truyền đạt thông tin để đảm bảo người nghe có thể hiểu thông điệp của bạn.
Khi gặp phải tình huống khó xử, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và bình tĩnh giải quyết vấn đề
Khi bị chỉ trích trong công việc, cần khách quan hết sức có thể. Đừng vội vàng nghe những chỉ trích mang tính chung chung, mà hãy đi sâu vào chi tiết để tìm cội rễ của vấn đề.
…và còn nhiều tình huống khác nữa để bạn có thể áp dụng.
Khi cuộc sống của bạn ngày càng cụ thể thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn, cũng sẽ không gây ra những hiểu lầm không đáng có trong mối quan hệ với con người.
/Cố gắng đạt tới cảnh giới cao nhất/
“Cố gắng đạt tới cảnh giới cao nhất” có nghĩa là khi làm bất cứ việc gì, hãy làm tốt nhất có thể, hãy có một tầm nhìn xa, đừng chỉ chú trọng vào lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích dài hạn. Ngoài việc làm nốt 1% cuối cùng, mà còn phải làm cho thật xuất sắc. Điều này không có nghĩa là theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, chỉ là bản thân tự tạo cho mình một tiêu chuẩn để có thể trở nên kiệt xuất trong lĩnh vực mình đang làm.
Một ví dụ dễ hiểu cho chúng ta liên tưởng.
Chắc hẳn bạn cũng đã nghe qua giai đoạn thống nhất đất nước của Tần Thuỷ Hoàng rồi phải không. Tuy nhiên, để đi sâu vào chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về các giai đoạn lịch sử của thời Tần.
Nước Tần nằm ở phía Tây Trung Quốc, để thống nhất Trung Quốc là một điều không dễ dàng vì thời bấy giờ, trình độ kinh tế và văn hóa còn kém phát triển. Trên thực tế, nước Tần thường xuyên bị các nước láng giềng ức hiếp. Vị quốc vương Tần Hiếu công là một vị vua tài giỏi, ông quyết chí tiến lên, từ đó chiêu mộ nhiều nhân tài về làm quan cho mình. Một trong số đó là Thương Ưởng. Nhờ vào tài năng hơn người của mình, Thương Ưởng đã giúp cải cách và thống nhất Trung Quốc sau đó.
Khi nhắc đến ông, thời xa xưa đều tôn vinh sự tài giỏi, trí tuệ trong việc đưa ra chính sách cải tổ đất nước; nhưng đến ngày nay, mọi người khi nghe đến Thương Ưởng đều lắc đầu ngao ngán vì chính sách “lo cái lợi trước mắt” của ông mà dẫn đến sự suy vong của nước Tần sau hơn mười lăm năm thống nhất. Trên thực tế, mọi người đã hiểu lầm ông, “chỉ làm vì cái lợi trước mắt” ngay từ đầu không phải là chủ ý của ông, mà đó là sự lựa chọn của Tần Hiếu công. Điều đáng buồn hơn là sau khi đất nước diệt vong, tông thất của Tần Hiếu công cũng bị tru di hết.
Thông qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy thời bấy giờ, tầm nhìn của các vị vua thời Tần rất ngắn hạn, chỉ lo cho lợi ích trước mắt bằng biện pháp vũ lực mang lại mà quên đi những lợi ích lâu dài. Cuối cùng chỉ có thể dẫn đến suy vong.
Một khi con người có tầm nhìn ngắn hạn thì khó có thể theo đuổi cảnh giới cao hơn. Họ chỉ chìm đắm trong những lợi ích trước mắt mà không chịu cố gắng để tiến bộ mỗi ngày. Nói đến đây, chúng ta có thể liên tưởng đến cách con người hiện đại đang sống cũng tương tự như thế.
Ai cũng mong muốn tìm kiếm một công việc dễ dàng, kiếm thật nhiều tiền mà không mảy may suy nghĩ cái giá phải trả cho chúng. Những ngành nghề kiếm ra tiền nhiều thường thì áp lực công việc, khả năng đào thải cũng sẽ cao hơn. Hơn nữa, đầu vào công việc cũng khó không kém. Chúng ta muốn có thứ này rồi lại thứ kia mà không chịu thật sự kiên nhẫn cho mục tiêu lâu dài hơn, tuy chúng mất thời gian nhưng kết quả lại rất xứng đáng. Mọi thứ tốt đẹp trên đời này đều cần sự nỗ lực và cố gắng của bạn, không có thứ gì tốt đẹp mà “từ trên trời rơi xuống” cả.
Việc “đốt cháy giai đoạn” tuy trong vài trường hợp có thể dẫn bạn đến thành công, nhưng bạn cũng đã bỏ lỡ những giai đoạn học hỏi quý giá.
Cảnh giới của con người cao hơn một chút, lo cho sau này dài hạn một chút, bớt chú ý đến cái trước mắt thì mới có thể tiến xa hơn được.
Sẽ luôn có những cám dỗ trên con đường phát triển tương lai. Nhiều khi, những cám dỗ ấy dường như quá tuyệt vời đến mức chúng ta có thể bỏ dần mục tiêu của mình và chấp nhận chúng. Đây là lúc kiểm tra sự tập trung của một người.
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI
/Người phù hợp là người có thể giúp bạn có và nhìn thấy cả thế giới, còn người không phù hợp thì sẽ khiến bạn mất đi cả thế giới/
Trước khi bàn về bản chất của tình yêu, chúng ta hãy cùng đọc một câu chuyện ngụ ngôn của Aristophanes sau đây:
Ngày xưa con người có bốn tay, bốn chân, vô cùng mạnh mẽ. Loài người có hai gương mặt trước sau tương phản nhau, mỗi gương mặt đều có mắt, có thể đồng thời quan sát trước sau, vì vậy không có gì thoát khỏi đôi mắt. Những khả năng phi thường này khiến cho các vị thần trên đỉnh Olympus không khỏi lo lắng. Vì vậy, thần Zeus, vua của các vị thần đã quyết định chia con người ra làm hai như tách quả trứng, như vậy, con người chỉ còn lại một nửa so với ban đầu, chỉ còn hai tay, hai chân và một khuôn mặt. Nhưng hai người bị chia tách ra đều cố gắng ôm chặt đối phương, kết hợp lại thành một người như trước, khao khát này chính là tình yêu.
Thông qua câu chuyện ngụ ngôn như trên, chúng ta có thể rút ra hai điều sau:
1/ Con người nếu không có tình yêu thì cuộc đời họ thật sự “không trọn vẹn”. Câu chuyện của Aristophanes thú vị ở chỗ, khi xưa con người có hai khuôn mặt, có thể nhìn thấy trước sau nhưng khi trở về với hình hài một đôi mắt và khuôn mặt thì đôi khi trong cách nhìn nhận vấn đề dần trở nên phiến diện. Bởi vậy, chúng ta luôn mong muốn tìm cho mình một “nửa còn lại” để cuộc đời chúng ta trở nên trọn vẹn và mở rộng thế giới quan của mình hơn.
Nếu không có tình yêu, giao tiếp và hôn nhân, thế giới này sẽ dần trở nên vô hồn và ảm đạm. Không có năng lượng tích cực, tất cả đều chìm đắm trong sự tĩnh mịch và lạnh giá.
2/ Để tìm một nửa còn lại thì nhất định họ phải tìm một người thật sự phù hợp với mình. Nếu như ghép đôi không thành công, tìm một người không phù hợp thì chỉ có thể gây hại cho bản thân và đối phương. Có biết bao cặp tình nhân cũng vì lý do “không hợp nhau” mà chia tay đấy đó thôi.
Ở đây, chúng ta bàn thêm về việc lựa chọn người phù hợp. Làm thế nào để nhận biết đó là người phù hợp với bạn? Người phù hợp là người có thể giúp bạn có và nhìn thấy cả thế giới, còn người không phù hợp thì ngược lại.
Người có thể giúp bạn nhìn thấu cả thế giới mới xứng đáng để bạn yêu. Họ mang đến cho bạn niềm vui, sự tự tin, sự an toàn và cả một góc nhìn mới mẻ về thế giới. Những gì bạn chưa biết có thể họ đã biết qua, những nơi bạn chưa từng đi thì họ đã đi qua, bạn thiếu tính kiên nhẫn, họ thì ung dung, điềm đạm và trưởng thành. Cả hai sẽ cùng bù đắp cho nhau, cùng nhau ngắm nhìn thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Cùng nhau trưởng thành, cùng nhau già đi.
Họ sẽ giúp cho bạn xây dựng lại sự tin nếu như bạn đang chênh vênh, mắc kẹt trong mớ cảm xúc hỗn độn; họ sẽ cùng bạn vượt qua những khó khăn và vấp ngã trong đời, không chê cười hay chỉ trích bạn; họ cũng có thể vì bạn mà giành lại cả thế giới này.
Một người đàn ông tốt và một người đối xử với bạn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Người đối xử với bạn cũng là người bạn ưng thì đó mới xứng đáng là một “nửa còn lại” của đời mình. Ngoài ra, cả hai cần nhiều điểm chung, không chỉ về quan niệm sống mà còn cả về hệ thống giá trị quan nữa.
Môi trường chúng ta sinh ra đều khó tránh khỏi gặp những người có hệ thống giá trị, cách tư duy hay văn hoá khác chúng ta. Khi đến với nhau do hormone dopamine tình yêu chi phối nên cả hai đều có thể hứa hẹn và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho nhau. Tuy nhiên sau vài ba tháng, lượng hormone ấy sẽ giảm mạnh, dẫn đến tình yêu không còn mãnh liệt như lúc ban đầu. Trong quá trình chung sống, nếu cả hai có thể dung hoà lẫn nhau, cùng ngồi lại và giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn, cùng nhau nuôi dưỡng những điều tốt đẹp trong cuộc sống thì tình yêu ấy mới bền vững.
Mình rất thích một câu nói nổi tiếng trong bộ phim nổi tiếng: “Tôi không có điểm gì đặc biệt, tôi chỉ là một người bình thường, sống một cuộc sống hết sức bình thường, thế giới không dựng bia kỷ niệm cho tôi. Nhưng tôi lại vĩ đại và trung thành hơn bất kỳ ai trong một việc, đó là tôi toàn tâm toàn ý dùng cả cuộc đời mình để yêu thương một người.”
/Giao tiếp chỉ thật sự phát huy tác dụng khi đạt được mục đích/
Khái quát lại nội dung trong phần này chỉ có bốn câu:
1/ Giao tiếp có hiệu quả phải lấy sự xác nhận của đối phương làm tiêu chuẩn. Đừng cho rằng, chỉ cần nói ra thì đối phương nhất định sẽ tiếp nhận những thông điệp mà bạn truyền tải.
Điểm này chúng ta gặp phải rất nhiều trong cuộc sống và công việc. Chẳng hạn, khi viết email, một email thành công giữa các đối tác cần có sự xác nhận thông tin từ hai bên mới có thể xem là thành công. Nếu một trong hai chưa xác nhận hay không phản hồi thì chúng ta nên có động thái để đảm bảo phía họ nhận được thông tin từ chúng ta.
Hoặc khi, quản lý giao việc cho nhân viên cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, nhưng sau vài ngày mà vẫn chưa thấy động tĩnh gì cả. Lúc này, nhân viên không phải không thích quản lý mới không làm, mà là do giao tiếp giữa họ và quản lý đang có vấn đề. Thông tin chưa được làm rõ và mọi người chưa tiếp nhận thông tin đúng đắn, dẫn đến công việc bị trì trệ.
2/ Phải dùng những ngôn từ mà đối phương có thể hiểu được để giao tiếp, tránh khoa trương vốn kiến thức của mình mà làm phức tạp hoá vấn đề.
Cái này bạn sẽ thường hay nhận thấy trong lớp học. Một giáo viên giỏi sẽ là người dù bài học khó và phức tạp đến đâu cũng thể giảng dạy cho học sinh của mình một cách rất đơn giản, còn một giáo viên dở suốt ngày chỉ dùng duy nhất một cách thức giao tiếp, một cách dạy áp dụng cho tất cả, thế là họ nói xong rồi họ tự nghe mà thôi. Học sinh đâm ra chán và buồn ngủ là lẽ dĩ nhiên
3/ Lời nói trong sáng, ngắn gọn, rõ ràng và đúng đúng trọng tâm. Tuỳ đối tượng sẽ có những cách nói khác nhau.
Từng người sẽ có những đặc điểm tính cách và cách tiếp nhận thông tin khác nhau. Đối với một số người hiểu chậm hay cần thời gian để suy nghĩ, bạn cần nên đi đúng trọng tâm, đừng “vòng vo tam quốc” và cũng cần giải thích rõ ràng.
4/ Giỏi biện luận không có nghĩa là giỏi giao tiếp. Mục đích của giao tiếp là cả hai cùng nhau xác nhận thông tin, đã hiểu những gì đã được trao đổi, chứ không phải để một trong hai cứng họng và á khẩu.
Nhiều người hay có xu hướng ba hoa khoác lác, nói dông dài và nói không ngừng nghỉ. Thực tế chỉ cho thấy hiệu quả giao tiếp của họ với người khác chỉ bằng 0. Nói nhiều nhưng không đúng trọng tâm sẽ lãng phí thời gian của đôi bên và thông tin chính cuối cùng cũng không được truyền tải.
/Nghệ thuật từ chối/
Từ chối và bị từ chối là trạng thái bình thường của đời người. Khi bạn bình tĩnh để đối mặt với chúng, cuộc đời bạn sẽ bớt đi những phiền phức không đáng có.
Nếu có thể giúp đỡ người khác thì bạn nên giúp, nhưng nếu như rất khó xử thì không nên miễn cưỡng, cần nói sớm với đối phương bạn không giúp được, như vậy họ mới có thể tìm biện pháp khác.
Nhiều người chúng ta hay suy nghĩ rằng, nếu nói thẳng ra thì sợ đối phương tổn thương, thà rằng cứ trì hoãn, hy vọng thời gian lâu rồi, đối phương biết khó mà lui, không đến làm phiền nữa, tránh mất mặt. Nhưng suy nghĩ này lại cực kỳ tai hại, vừa hại người hại mình.
Hại người thì không cần nói rồi, họ ôm hy vọng vào sự giúp đỡ của bạn, nhưng cuối cùng bạn thất hứa thế là công việc của họ lại lỡ làng. Hại mình tức là mối quan hệ giữa bạn và họ kể từ đây sẽ không còn tốt đẹp nữa.
Điều quan trọng là đa số chúng ta ngại nói “Không” với người khác, vì chúng ta lo sợ rằng họ sẽ buồn hay đánh mất hy vọng. Cái sai lầm của chúng ta thường là đánh giá quá cao năng lực của bản thân.
Khi người khác tìm đến bạn xin giúp đỡ, đừng tự gây áp lực cho chính mình. Không phải lời đề nghị nào bạn cũng phải hết tất cả, sẽ có những việc không nằm trong khả năng của bạn thì từ chối giúp là một chuyện bình thường. Còn nếu như đã nhận lời giúp ai đó rồi mà làm không xong, cuối cùng phá hỏng chuyện của người khác thì thật sự rất mất mặt.
Chúng ta cùng xem bốn cách sau đây mà tác giả có gợi ý khi người khác thỉnh cầu chúng ta, sẽ dựa vào những nguyên tắc dưới đây để có những hành xử khác nhau:
1/ Năng lực không đủ, giúp đỡ không được, trực tiếp từ chối một cách khéo léo sớm nhất có thể.
2/ Có thể giúp nhưng không muốn giúp vì cái giá mà bản thân phải trả quá lớn.
Nếu như có ai đó xin bạn giúp đỡ họ một công việc gì đó nhưng lại quá thường xuyên, ảnh hưởng đến công việc của bạn thì tốt nhất nên từ chối và đồng thời cũng thông báo cho họ biết.
3/ Bất luận khó khăn đến đâu cũng muốn giúp, hơn nữa rất có khả năng thực hiện. Lúc này, hãy nhận lời đối phương, sau đó cố gắng thực hiện.
Một lưu ý nhỏ nữa là khi nhận lời giúp đỡ của người khác, nếu độ khó của công việc là X, mà năng lực và thể diện của bạn là 3X thì nên đồng ý giúp. Tại sao lại có số bảo hiểm cao như vậy? Bởi vì khi xử lý công việc, sẽ có thể gặp nhiều phiền phức không ngờ tới, chúng ta vốn cho rằng có thể làm được nhưng thực tế thì năng lực chưa đủ, không chỉ hại mình mà còn hại cả mối quan hệ với đối phương.
Giúp đỡ người khác không quan trọng là giúp bao nhiêu lần, mà là xác suất thành công bao nhiêu.
4/ Mặc dù muốn giúp, có thể giúp được, cũng có thể giúp không nổi.
Điều này có nghĩa là một khi đã hứa thì phải làm cho bằng được, nhưng cần lường trước rủi kho thất bại khi giúp đối phương để họ có thể chuẩn bị. Bạn cần cho họ thấy bạn sẽ làm hết sức có thể, nhưng xác suất thành công sẽ không cao, từ đó vạch ra bối cảnh sẽ như thế nào để họ có thể hình dung.
Tiếp theo, chúng ta sẽ bàn luận nhanh qua về bốn sai lầm mà chúng ta gặp phải trong việc giúp đỡ người khác.
1/ Luôn phô trương về năng lực của mình, cuối cùng cũng chỉ hại thân.
2/ Không giúp người khác được, lại đưa ra những phương án tệ hơn để đối phó.
Ví dụ: Nếu như không thể giúp anh A vào được công ty B mà anh ấy muốn thì cũng đừng giới thiệu anh ta một công ty tệ hơn nhằm đối phó cho xong chuyện. Làm gì có ai ngốc như vậy, hành động của bạn họ có thể nhìn thấu hết đấy.
3/ Giúp đỡ nhưng mong đền đáp.
Nếu thấy giúp người cần quá nhiều thể diện thì không nên miễn cưỡng. Nếu sau khi giúp xong, họ không đền đáp theo cách mà bạn kỳ vọng thì chẳng phải danh dự của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì họ hay sao. Việc này thà không giúp còn hơn. Giúp người khác đơn thuần chỉ vì bạn muốn giúp thôi, không cần phải muốn người khác mang ơn.
4/ Giúp người khác nhưng lại đi ngược với quy tắc của mình.
Điều này thì không nên và tuyệt đối tránh. Lương thiện là tốt nhưng đôi khi quá dễ dãi, bạn sẽ bị người khác lợi dụng. Làm bất cứ việc gì cần có nguyên tắc, có như vậy người khác mới tôn trọng bạn.
CHƯƠNG 5: ĐỐI XỬ VỚI TIỀN BẠC
Nội dung chương này tập trung vào cách chúng ta suy nghĩ về tiền và sử dụng đồng tiền sao cho thật ý nghĩa.
/Tầm nhìn khi sử dụng tiền bạc/
Warren Buffet từng nói: Tiền là dùng vào những việc bạn muốn làm, chứ không phải để bạn không làm gì.
Thật vậy, một người khi đã có tiền trong tay, nếu không biết phát huy tác dụng của đồng tiền thì có giữ được bao nhiêu của cải tài sản đi chăng nữa cũng thật vô nghĩa.
Trước khi sử dụng đồng tiền một cách hợp lý nhất có thể, chúng ta hãy cùng nhau hiểu qua về công dụng của tiền. Tiền có hai công dụng:
1/ Một là dùng làm môi giới, để nó phát huy tác dụng lớn hơn, như đầu tư để kiếm lời nhiều hơn, hoặc dùng nó để ủng hộ sự nghiệp thay đổi thế giới của chúng ta.
2/ Hai là dùng tiền để tận hưởng cuộc sống, nhưng không có nghĩa là không biết tiết kiệm và phung phí vô độ. Về mức độ chi tiêu, cần phải cân bằng giữa mức độ thu và chi.
Khi đã hiểu được tác dụng của đồng tiền, thì chúng ta sẽ sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Nhưng để sử dụng tiền một cách có ý nghĩa, thì cần phải bàn đến năng lực.
Không phải ai cũng sử dụng tiền của mình một cách hiệu quả nhất. Có người thì tiêu xài phung phí, nhưng cũng có người dùng tiền của mình để làm những việc có ý nghĩa lớn lao hơn. Đương nhiên, khi bạn có tiền bạn có thể làm những gì bạn muốn, nhưng chúng ta không nên quá ích kỷ, chỉ quá lo nghĩ cho bản thân mà quên đi trách nhiệm với cộng đồng.
Những nhà kỹ sư, khi họ có tiền, có thể họ sẽ sử dụng số tiền đó vào việc cải thiện tình hình giao thông và cảnh quan trong thành phố. Những nhà khoa học khi có tiền, có thể sử dụng số tiền đó để điều chế một loại thuốc để chữa trị ung thư. Có rất nhiều những “người hùng vĩ đại” ngoài kia đã ra sức cống hiến cho đất nước và gây ảnh hưởng tích cực cho xã hội.
Ví dụ điển hình ở Việt Nam. Trong tình hình Covid phức tạp, ngoài kia có biết bao nhiêu Mạnh Thường Quân đã ra tay cứu trợ những người lao động nghèo – những người không thể chịu nổi mức sống cao tại Thành phố, bị thất nghiệp, không có thu nhập họ đành phải về quê, xa xôi nghìn dặm, khó khăn muôn bề. Có người thì đóng góp rau củ tươi miễn phí, có người thì đóng góp tiền, xăng xe hay thực phẩm thiết yếu miễn phí ngay trên đường về quê của người dân. Những tấm lòng vàng như thế thật sự khiến chúng ta không khỏi xúc động.
Số tiền bạn bỏ ra tuy rất ít nhưng nó đóng góp một phần quan trọng trong việc hỗ trợ người dân, tạo ra quỹ vắc-xin để phòng chống Covid. Chỉ cần bạn nhìn thấy được ý nghĩa của việc sử dụng tiền của mình thì không có gì phải hối tiếc.
Một khi bạn đã thấu hiểu tác dụng của tiền, thì việc sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ tùy thuộc vào cách bạn tư duy đó.
CHƯƠNG 6: SỐNG & LÀM VIỆC
Nội dung chương này tập trung vào cùng với một số kỹ năng & kiến thức cần có để sống và làm việc hiệu quả hơn.
/Đời người không quan trọng làm bao nhiêu việc, quan trọng là có thể làm tốt bao nhiêu việc/
Đó là sự khác nhau giữa nghiệp dư và chuyên nghiệp như chúng ta biết tới. Một người nghiệp dư lúc nào cũng chỉ có thể làm việc qua loa và hời hợt; còn một người chuyên nghiệp thì lúc nào cũng phải dùng tiêu chuẩn chuyên nghiệp để yêu cầu bản thân làm việc, bất kể tâm trạng có ra sao.
Khi bạn làm mọi việc một cách đâu ra đó, chỉnh chu và kỹ lưỡng thì kết quả công việc sẽ rất tốt, ngược lại thì lại gây thêm rắc rối cho người khác và bản thân.
Nếu con bắt đầu làm bất cứ việc gì, con cũng nên cố gắng làm cho tốt. Trong quá trình ấy, con sẽ gặp muôn vàn khó khăn, nhưng quá trình khắc phục khó khăn ấy chính là quá trình trưởng thành tốt nhất. Nếu không dùng tiêu chuẩn chuyên nghiệp để yêu cầu bản thân làm việc thì thất bại không phải là do trình độ cao hay thấp, mà là đã và đang lãng phí thời gian mà không có thu hoạch gì đáng kể.
Khi bạn làm tốt hết mức có thể từ những việc nhỏ nhất, thì những việc lớn bạn cũng sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Nhưng nếu ngay cả việc nhỏ, bạn cũng sơ sài thì nói gì đến những chuyện lớn lao chứ?
Ngoài ra, khi làm việc một cách chuyên nghiệp, những “cao thủ” này sẽ không để cảm xúc ảnh hưởng đến họ. Họ sẽ không vì một lần thất bại mà phủ nhận cả quá trình, cũng không vì một chút thắng lợi mà dương dương tự đắc và cao ngạo. Họ chỉ tập trung làm tốt những việc họ làm và không để tâm trạng cá nhân xen vào gây xáo trộn phong cách làm việc.
/Có tâm thế chủ động mới có thể có cái nhìn toàn cuộc/
Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến con đường phát triển sự nghiệp của chúng ta là tính chủ động trong công việc. Nếu chỉ biết ngồi chờ việc hay không có bất cứ sáng kiến nào giúp cho đồng đội hay nhóm của mình thì người này nhất định sau này sẽ bị bỏ lại phía sau hay thậm chí là bị sa thải.
Khi bạn chủ động tìm những cách tốt hơn để làm công việc, học hỏi từ người khác thì bạn sẽ học rất nhanh và cơ hội thăng tiến cũng cao hơn rất nhiều những người chỉ biết làm những công việc đơn giản một cách thụ động.
Trong công ty, hầu hết các vấn đề đều là gợi mở, người hướng dẫn của con cũng không thể biết đâu là phương án giải quyết tốt nhất, cần con cho anh ta thấy thông qua chính công việc của con, bởi vậy con cần chủ động đưa ra ý kiến, chứ đừng làm các thao tác công việc đơn giản, điều này vô cùng quan trọng.
Một điều quan trọng nữa khi làm bất cứ điều gì, bạn nên có một tầm nhìn bao quát toàn diện thế cục. Nên suy nghĩ từ góc độ công ty, liệu quyết định của mình có ảnh hưởng đến cá nhân nào hay không? Chúng có đóng góp có lợi hay hại gì không? Liệu quyết định đó có tính khả thi hay không? hoặc đứng từ góc độ cá nhân, nếu bạn không phải là một nhân viên bình thường mà là một trưởng nhóm lãnh đạo, bạn sẽ sắp xếp công việc như thế nào, phạm vi công việc có liên quan gì đến các phòng ban khác không. Khi bạn nhìn xa trông rộng, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn nhiều, đồng thời tránh mắc những sai phạm không đáng có.
Có một cái nhìn toàn cục cũng giúp cho bạn ưu tiên những công việc quan trọng nhất để làm trước, chứ không đơn thuần là làm những việc mà người quản lý của mình giao cho.
Lời kết
Hy vọng Thái Độ của Ngô Quân sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm hữu ích cùng với những bài học đắt giá nhằm thay đổi tư duy của chính mình.
Review chi tiết bởi: Tuyết Sơn
Hình ảnh: Tuyết Sơn
—————————- [...]
August 2, 2021Phụ nữ ngày nay ngàng càng tiến bộ, họ sống mạnh mẽ, tư duy độc lập và can đảm theo đuổi những lý tưởng của mình không chỉ trong cuộc sống mà còn trong hôn nhân của chính mình. Có một số người thấu hiểu bản chất của tình yêu thực sự trong hôn nhân, cố gắng duy trì một tình cảm tốt đẹp, nhưng ngoài kia vẫn còn biết bao nhiêu người phụ nữ đang gặp khó khăn, trầy da tróc vảy trong chuyện tình cảm & hôn nhân của chính mình, không tài nào thoát ra được. Điều đó không có nghĩa là phụ nữ quá yếu đuối, không có tiếng nói so với cánh đàn ông, tất cả những gì họ cần là một cú hích thật mạnh để thay đổi cách suy nghĩ và đấu tranh cho những gì cô ấy mong muốn. Với Không Tự Khinh Bỉ, Không Tự Phí Hoài của Vãn Tình – nữ nhà văn tài ba của Trung Quốc với hàng loạt siêu phẩm như Bạn Đắt Giá Bao Nhiêu; Khí Chất Bao Nhiêu, Hạnh Phúc Bấy Nhiêu sẽ mang đến cho bạn đọc, đặc biệt là phụ nữ những góc nhìn đa chiều hơn về bản thân, tình yêu và hôn nhân nhằm có thể giải thoát cho chính mình và tận hưởng những gì tốt đẹp mà cuộc sống mang lại.
@Về tác giả:
Vãn Tình là nhà biên kịch – tác giả. Các tác phẩm của Vãn Tình đều mang đến cho các bạn độc giả cái nhìn trực diện về cuộc sống trưởng thành của một người phụ nữ hiện đại.
Ngay khi ra mắt tại Trung Quốc, cuốn sách đã đạt được hàng triệu lượt xem trên mạng, bán được hàng trăm nghìn bản tới bạn đọc, đồng thời tạo nên một làn sóng mạnh mẽ, góp phần thay đổi tư duy và quan điểm về các mối quan hệ công việc, gia đình, hôn nhân của hàng triệu phụ nữ.
@Về nội dung sách:
Nội dung bao gồm những câu chuyện nhân sinh từ chính tác giả, từ công việc, sự nghiệp, tình cảm, gia đình đến hôn nhân. Cách lập luận sắc bén và thuyết phục, khiến cho chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thán phục. Những vấn đề cô đưa ra đều là những điều mà trong cuộc sống thường ngày chúng ta hay gặp phải, nhưng để giải quyết những điều này lại không hề dễ dàng.
Chúng ta thường hay có thành kiến với một số sự vật, sự việc nhất định, chính vì vậy không khó tránh khỏi tư duy rập khuôn, dẫn đến phán đoán thiếu chính xác. Ngạc nhiên thay, Vãn Tình đã thành công trong việc phân tích vấn đề đồng thời mang đến giải pháp cho chúng ta bằng những câu chuyện của chính cô và những người xung quanh.
@Sách dành cho ai:
Sách vô cùng thích hợp cho những bạn nữ có mong muốn nâng cao và hoàn thiện bản thân trong những khía cạnh cuộc sống của chính mình từ công việc, tình yêu hay thậm chí tiến xa hơn là hôn nhân. Điều chúng ta cần chỉ là một thái độ đúng đắn để xử lý vấn đề. Không ràng buộc, cũng không quá bi lụy trong tình yêu & hôn nhân mới thực sự có được cuộc sống mà cô ấy mong muốn.
Mình sẽ tóm tắt một số ý chính để bạn đọc có thể nắm tổng quan về thông điệp của tác giả truyền tải nhé.
/SỢ NHẤT LÀ BẠN KHÔNG ĐỦ YÊU NGƯỜI ẤY, CŨNG KHÔNG ĐỦ YÊU BẢN THÂN/
Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi việc sự lựa chọn sẽ mang đến những kết quả tốt và xấu cho chính ta. Có người lại nơm nớp lo sợ được cái này, mất cái kia để rồi cuối cùng cuộc sống vẫn không có gì khởi sắc.
Tôi đã từng đọc rất nhiều câu chuyện về những người có cuộc sống rối rắm như thế này.
Một cô gái yêu một chàng trai đã hơn hai năm rồi. Nhà bạn trai cô rất nghèo, còn có cả các em để chăm sóc. Cứ tưởng tình yêu có thể vượt qua tất cả, nhưng trong lòng cô và gia đình đều không tán thành việc cô quen anh chàng này. Liệu không biết cuộc sống sau này có khấm khá hơn không, hay chỉ tăng thêm gánh nặng cho cả hai?
Cô gái không biết có nên nghe lời bố mẹ mình vứt bỏ đi tình yêu này hay không. Nhưng một mặt, cô lại nghĩ rằng, bạn trai cô rất tốt, chăm sóc cô từng li từng tí, chịu thương chịu khó và rất chăm chỉ làm việc. Bất cứ thứ gì cô muốn, anh đều hết sức để thực hiện, hay đáp ứng những nhu cầu của cô. Hơn nữa, cả hai cũng có tình cảm với nhau chân thành. Nếu chia tay anh bạn trai này, thì không biết liệu có ai tốt hơn với mình không? Nếu tìm được người mới thì không biết họ có bằng với người hiện tại không. Suy nghĩ ấy cứ luẩn quẩn trong đầu cô, khiến cho cô băn khoăn và bồn chồn mỗi ngày.
Không chỉ trong chuyện tình cảm, mà vấn đề này còn tồn tại rất nhiều trong những tình huống hằng ngày.
Trong công việc, thấy đồng nghiệp nghỉ việc rồi thi nhau khởi nghiệp thành công, kiếm được bộn tiền , trong lòng không khỏi nôn nóng, thế là ngay lập tức nghĩ đến việc nghỉ việc. Nhưng đến khi sắp nghỉ việc thì lại lo lắng: Ngộ nhỡ mình lập nghiệp thất bại, thì chẳng phải là tự chuốc họa vào thân hay sao?
Trong gia đình, sau khi sinh con, một bên là đứa con bé bỏng, ngây thơ, mong có thể bên con mỗi ngày; một bên là nỗi lo cơm áo gạo tiền, xa rời xã hội, càng sợ mình không có khả năng kinh tế nên sợ chồng mình ruồng rẫy. Vậy là không biết nên lựa chọn ra ngoài kiếm tiền hay ở nhà chăm con.
Bất kể lựa chọn con đường nào, họ cũng không cảm thấy hài lòng. Lúc nào cũng muốn vẹn cả đôi đường, vừa không mất đi thứ này, lại muốn có được thứ kia. Đây được gọi là HỘI CHỰNG LỰA CHỌN RỐI RẮM mà Vãn Tình – nhà văn Trung Quốc mà tôi rất yêu thích.
Đại ý của hội chứng này là con người thường hay rất do dự khi bắt đầu chọn lựa một điều gì đó. Vừa muốn chọn cái này, lại muốn chọn cái kia, nhưng rốt cuộc chẳng có lựa chọn nào mang lại cho họ sự thỏa mãn.
Thế gian này làm gì có chuyện vỏn vẹn đôi đường, nếu có đi nữa thì cũng rất hiếm. Phần lớn thời gian chúng ta sống đều cần phải đưa ra lựa chọn, mà quan trọng hơn hết là chính bạn phải là người chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình chứ không ai khác. Khi đưa ra lựa chọn, bạn cần phải hỏi bản thân mình thật sự muốn gì.
Như trong câu chuyện của cặp đôi nam nữ, nếu bạn nữ muốn tìm một người bạn trai có điều kiện kinh tế tốt thì hãy chia tay người yêu hiện tại. Làm được như vậy vừa không lỡ dở chính anh ấy, vừa không lỡ dở chính bạn. Còn nếu bạn cảm thấy tình cảm của bạn còn quan trọng hơn điều kiện kinh tế thì cho dù gia đình có ngăn cản đến mấy thì cũng không ngăn bạn nổi. Chỉ cần bạn kiên quyết bên anh ấy, cùng anh đối mặt với sóng gió trong tương lai.
Bạn băn khoăn khổ sở là vì BẠN KHÔNG ĐỦ THƯƠNG NGƯỜI, CŨNG KHÔNG ĐỦ THƯƠNG THÂN. Nếu bạn thật sự thương người ấy, thì cho dù cha mẹ có phản đối thế nào cũng vô ích. Gia đình người ta có nghèo thế nào thì cũng không quan trọng. Hoặc nếu bạn đủ yêu chính bạn, không muốn sống cuộc sống sau này với nhiều nhân tố không chắc chắn như thế, vậy thì hãy chia tay một cách dứt khoát. Bạn rối rắm như vậy là vì bạn yêu anh ta chưa đủ, nên mới có cảm giác muốn bỏ cuộc; tương tự, bạn cũng yêu bản thân chưa đủ nên mới vẫn duy trì trong mối quan hệ này.
Còn việc chăm con hay đi làm, nếu đối với bạn, con là quan trọng nhất, những chuyện khác đều có thể sắp xếp sau thì hãy chuyên tâm ở nhà dạy dỗ con cái. Còn nếu như bạn quan trọng việc trưởng thành của bản thân thì hãy đi ra ngoài xã hội, bươn chải và tìm kiếm giá trị bản thân.
Mỗi một sự lựa chọn đều giúp bạn có được một điều gì đó, nhưng cũng đồng nghĩa với việc mất đi thứ khác. Quan trọng nhất là bạn muốn điều gì nhất. Nếu đã lựa chọn thì hãy biến sự lựa chọn ấy thành tốt nhất có thể. Đừng đứng núi này trông núi nọ mà vụt mất đi những cơ hội quý báu.
Nếu cứ băn khoăn và luôn mâu thuẫn, mãi không đưa ra lựa chọn thì cuộc sống sau này sẽ luôn là: vừa không sống sung túc vừa không có được tình yêu; vừa không có được sự nghiệp mong muốn vừa không thể dạy dỗ con cái nên người. Khi thấy người khác thuận buồm xuôi gió thì lại vừa hâm mộ vừa ghen tị, nếu trước đây thế này thế kia thì bây giờ đã thế kia thế này. Ngoảnh đầu lại mới phát hiện kiếp người đã chẳng còn lại bao nhiêu để có thể bắt đầu lựa chọn cuộc sống mà mình muốn, thế rồi lại thấy tiếc nuối.
/NGƯỜI ĐÀN ÔNG HY SINH VÌ BẠN CÀNG NHIỀU SẼ CÀNG KHÔNG RỜI BỎ BẠN/
Trong một mối quan hệ tình cảm, bạn với vai trò là phụ nữ một lòng một dạ hy sinh. Đầu tiên là thiếu sự tương tác giữa bạn và anh ta, sau đó là chặt đứt con đường hy sinh của anh ta. Thế nên, kết cục cuối cùng là phụ nữ thường thất vọng và than trách đàn ông vì sao họ lại máu lạnh đến thế, vì sao lại vô tình đến thế.
Hi sinh ít, đương nhiên tình cảm sẽ không sâu đậm, đương nhiên sẽ không còn quý trọng hôn nhân và gia đình. Một tình yêu đích thực không đòi hỏi điên cuồng, không hy sinh bạt mạng, mà là chung tay với bạn đời để vun đắp một hình thức chung sống lành mạnh, để cả hai cùng nhau cảm thấy thoải mái.
Người yêu thương và cảm mến bạn thì sẽ dành tình cảm cho bạn nhiều hơn, càng muốn làm điều gì đó cho bạn. Đó cũng là cách họ thừa nhận và trân quý bạn.
Nếu một người phụ nữ chỉ biết hy sinh, còn đàn ông thì lúc nào cũng nhàn rỗi, không chia sẻ trách nhiệm gia đình cùng cô ấy thì việc anh ta chia tay hay ngoại tình là điều có thể dự đoán được.
Hãy hình dung những ví dụ dưới đây:
Có hai căn nhà: Một căn nhà được người khác xây dựng, trang trí đẹp đẽ, rồi mời bạn vào ở; và một căn nhà bạn tự tay xây dựng, trang trí từng nội thất trong đó – bạn sẽ cảm tình với căn nhà nào hơn?
Có hai đứa bé: Một đứa bé được người khác nuôi lớn mang đến cho bạn, và đứa con được bạn bú mớm từng giọt sữa miếng cơm, chính mắt nhìn nó lớn lên từng ngày – bạn sẽ có tình cảm sâu đậm với đứa nào hơn?
Có hai cuộc hôn nhân: một cuộc hôn nhân mà bạn phải cố gắng từng ngày, và cuộc hôn nhân bạn chỉ ngồi không ăn sẵn – cuộc hôn nhân nào đáng quý hơn?
Áp dụng đạo lý như trên thì người càng hy sinh vì bạn thì càng sẽ không rời bỏ bạn. Cho dù có rời bỏ rồi, họ cũng sẽ nhớ đến những tháng ngày tốt đẹp đã qua mà không đối xử quá đáng với bạn.
Còn những người không hy sinh vì bạn, chẳng những lúc nào cũng có thể bỏ rơi bạn, mà còn rất có khả năng sẽ để lộ bộ mặt độc ác nhất lúc ra đi.
/HÃY TUYỆT GIAO CÀNG SỚM CÀNG TỐT VỚI NHỮNG NGƯỜI CHỈ MUỐN BẠN HY SINH/
Bàn luận về vấn đề này không chỉ nói về chuyện tình cảm, mà còn liên quan đến những mối quan hệ khác như quan hệ họ hàng, người thân trong gia đình, anh chị em trong nhà, vv. Bạn xem họ như người thân, họ lại xem bạn như “ngân hàng”. Nếu có thể lợi dụng được thì một mực không muốn phải bỏ ra bất cứ thứ gì. Những người như thế thật sự không hề đứng trên góc độ của bạn để suy nghĩ, lòng tham của họ chỉ có thể nói là vô đáy.
Xin hãy nhớ cho, lòng tham của con người không bao giờ có giới hạn, nhưng tính nhẫn nại thì lại có mức độ. Một ngày nào đó, bạn sẽ không làm được không muốn làm nữa, đến lúc đó sự hy sinh của bạn chỉ là dã tràng xe cát. Bởi vậy, bạn sẽ thấy tủi thân vô cùng, lại càng không hiểu ra lý do vì sao đối phương lại đối xử với bạn như thế.
Câu chuyện về vấn đề này trong cuộc sống nhiều vô cùng. Trong một gia đình, bạn là chị cả, dưới bạn có hai người em là em trai và em gái. Bạn từ nhỏ đến lớn đều một tay chăm lo và săn sóc cho gia đình, thậm chí chu cấp về mặt kinh tế cho cả hai người em cho đến khi tốt nghiệp đại học, rồi sau đó lúc họ kết hôn và mua nhà. Trong cuộc sống, có nhiều người chỉ biết hy sinh như thế, người khác chỉ có việc tận hưởng sự hy sinh vất vả của bạn mà không mảy may biết ơn và trân trọng.
Nhưng điều vớ vẩn nhất là khi bạn chi tiền để mua những gì mà bản thân yêu thích thì họ lại lên án, bảo rằng bạn phung phí tiền bạc, nếu có nhiều tiền như thế thì ít ra cũng nên cho họ chứ. Hoặc khi bạn bị ốm đau bệnh tật, thì chẳng thấy họ đâu, đến việc đi thăm bạn thôi cũng phát sinh ra hàng nghìn lý do bận rộn để né tránh. Bạn thấy nghịch lý không? Như thế cũng gọi là người thân máu mủ ruột rà đó sao? Những loại người này bạn nên càng tránh ra càng sớm càng tốt. Cứ dính dáng đến họ mãi, cuối cùng chỉ có bạn chịu thiệt thòi mà thôi.
Thật ra, đứng trên phương diện tình thân thì khi thấy người khác đau khổ, bạn sẽ sẵn sàng chìa tay ra giúp đỡ, đó quả thật không có gì là sai. Nhưng không có nghĩa là bạn phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho cuộc đời họ. Ai cũng có cuộc sống riêng của mình. Ai cũng trưởng thành để có thể tự lực cánh sinh, tự mình vượt qua khó khăn, cách bạn giúp người khác quan trọng hơn rất nhiều.
Đối với những người cần sự giúp đỡ của bạn, thì mục đích chính là bạn cung cấp cho họ một phương tiện hay một cơ hội để họ có thể cải thiện lại cuộc đời mình, chứ không phải để họ cứ ỷ lại và dựa dẫm vào bạn mãi được. Cho dù trong lòng bạn mềm yếu, không thể buông bỏ được nhưng đối với những trường hợp họ chỉ muốn bạn hy sinh thì cho dù đau lòng cách mấy, bạn cũng phải hạ quyết tâm tuyệt giao.
Trên đời này, ai rời bỏ ai thì Trái đất vẫn quay, cuộc sống của bạn không có người đó thì trời vẫn cứ xanh, mây vẫn trắng và gió mát hương lành. Nếu cứ dung túng để họ sinh ra lòng tham vô đáy thì bạn đang tự đẩy chính mình vào những rắc rối vô tận mà thôi. Vì người thực sự quan tâm đến bạn sẽ không đối xử với bạn như vậy, bất kể hoàn cảnh gia đình của các bạn khác nhau như thế nào, khả năng chênh lệch ra sao thì nhất định vẫn sẽ có qua lại ở một mức độ nào đó.
/ĐÀN ÔNG KÉM CỎI, HÀ CỚ GÌ ĐÒI HỎI PHỤ NỮ HOÀN THIỆN BẢN THÂN?/
Có một câu chuyện thế này, có một phụ nữ trẻ kết hôn với người chồng của mình. Anh ta là một giáo viên dạy thay. Cô chỉ là nhân viên công ty bình thường. Cuộc sống lúc đầu trôi qua mỗi ngày trong sự bình dị và hạnh phúc. Mức thu nhập của người chồng tương đối thấp, không đủ để trang trải cuộc sống gia đình nên cô gái ấy quyết định từ bỏ công việc hiện tại, tự mở cửa hàng. Vì có duyên với buôn bán nên công việc kinh doanh rất thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng và cứ thế, chiều hướng phát triển cứ thế đi lên.
Sau nhiều năm làm việc vất vả và phấn đấu thì cô cũng sắm cho mình nhà và xế hộp riêng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó thì công việc chồng cô thì vẫn giậm chân tại chỗ, lương thì vẫn không có gì thay đổi. Một mình cô lo quán xuyến mọi việc trong nhà, thậm chí còn chu cấp cho người chồng của mình. Cô làm tất cả những điều đó chỉ vì yêu thương anh và mong muốn cho anh có một cuộc sống tốt đẹp.
Chồng cô thì cũng không muốn làm mãi một công việc không có tương lai nên cũng xin đi làm nhiều công việc khác nhau, nhưng không biết do số phận hay kỹ năng anh ta kém, việc nào anh ta làm cũng không thành công và chỉ mang đến rắc rối cho người khác.
Biết tình hình như vậy nhưng cô ấy vẫn một lòng chu cấp cho anh, sự nghiệp, tiền tài cô đều có, lúc bây giờ cô đã trở thành một nữ doanh nhân thành đạt nhưng không hề xem thường chồng mình. Ai cũng nói chồng cô tốt số cưới được một người vợ hiền có tài như cô.
Cô hy vọng rằng, cả hai sẽ sống chung mãi mãi bên nhau cả đời, dù có như thế nào cô cũng chấp nhận và chở che cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng không may thay, đến mơ ước nhỏ nhoi như vậy ông Trời cũng không cho cô.
Trong một lần đi công tác đến Vũ Hán, chồng cô có trực tiếp chở cô ra sân bay. Nhưng chuyến bay do gặp trục trặc nên bị hủy, cô đành phải quay về nhà. Cô gọi về cho chồng nhưng không nghe thấy anh nghe máy, cô nghĩ rằng, anh lại hẹn bạn bè đi ăn uống gì nữa rồi. Sau khi về đến nhà, cảnh tượng mà cô nhìn thấy là cảnh anh ta và người giúp việc quấn lấy nhau không một mảnh vải che thân. Cô không tin vào mắt mình, liệu có phải đây là mơ không.
Sau vụ việc, bất kể anh ta có giải thích bao nhiêu thì nỗi đau trong lòng cô vẫn không hề vơi bớt. Cô đi tìm những diễn đàn dành cho phụ nữ, đọc những bài viết về phụ nữ phải không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân. Tại thời điểm đó, những bài viết đó nghe có vẻ rất phản cảm với cô.
Mỗi ngày trôi qua cô đều tự chất vấn bản thân mình có gì không tốt mà còn thua một người giúp việc như thế. Có sự nghiệp, tiền tài, nhan sắc nhưng lại không bằng người ta, lòng cô dâng lên một nỗi niềm thất vọng và tự trách chính mình. Cô tự hỏi: “Mình có cố gắng bao nhiêu, hoàn thiện bản thân bao nhiêu, đàn ông vẫn là đàn ông, vẫn luôn luôn ngoại tình, không biết trân trọng những gì mình đã hy sinh.”
May mắn thay, trong lúc đó chính nhờ người bạn thân của mình đã giúp cô vực dậy tinh thần và lấy lại lòng tự tôn của một người phụ nữ. Bạn cho cô biết rằng, đừng đánh mất hy vọng vào những người đàn ông tốt, đừng phủ định họ chỉ vì chịu thiệt thòi do một người đàn ông gây ra. Một người đàn ông xấu không có nghĩa là tất cả đàn ông trên thế giới này đều xấu như thế.
Đắn đo mãi trong một thời gian dài, cô quyết định ly hôn, chấm dứt tình cảm bi lụy này, tự giải thoát cho chính mình. Sau đó, cô đi bước nữa, chồng hiện tại của cô bây giờ cũng là một doanh nhân thành đạt, lúc nào cũng quan tâm, lo lắng và chăm sóc cho cô thật chu đáo.
Nhiều lần cô hỏi người chồng hiện tại là cô là người đã ly hôn rồi, đã thất bại trong hôn nhân, tuổi tác bây giờ cũng ngày càng lớn rồi, tại sao anh vẫn yêu cô? Anh chỉ đáp lại: Trẻ trung không phải là điều kiện duy nhất để kết hôn. Anh chỉ thấy em là một người phụ nữ biết phấn đấu, có khí chất , là một người phụ nữ cầu tiến. Tính cách em rất tuyệt vời, nếu anh vụt mất em thì chắc chắn sẽ rất hối hận.
Quay trở lại nội dung chính, nhiều người hay nói rằng, phụ nữ đã hoàn thiện bản thân, chăm sóc con cái, quán xuyến việc nhà nhưng đàn ông thì về nhà thì lười như hủi, chẳng giúp được gì cho vợ con, mà còn mang lại gánh nặng cho họ, hà cớ gì phụ nữ phải tiếp tục trưởng thành, hoàn thiện bản thân chi cho cực khổ thế?
Hoặc là đàn ông kém cỏi như thế kia, sao không yêu cầu họ thay đổi, lúc nào cũng đòi hỏi phụ nữ phải thay đổi trước chứ?
Thật ra, phụ nữ hoàn thiện bản thân cuối cùng người được lợi nhất là chính họ chứ không ai khác. Chúng ta cố gắng hoàn thiện chính mình mỗi ngày chỉ để sau này có nhiều lựa chọn tốt hơn, để bản thân không gặp những gã trai đểu hay những người đàn ông tồi. Tầm nhìn của chúng ta ở đâu thì sẽ có người cùng tần số bắt nhịp. Mây tầng nào gặp mây tầng đó.
Gặp phải một thằng đàn ông tồi không có nghĩa là bạn sai hay kém may mắn, chỉ là thời điểm đó kinh nghiệm sống, trí tuệ và nhân sinh quan của bạn chưa đủ để có thể nhìn thấu một con người. Trải qua nhiều mối tình thất bại, chúng ta càng ngày học được nhiều hơn, đủ sáng suốt để những lựa chọn tiếp theo của mình sẽ ngày càng xứng đáng.
Chúng ta hoàn thiện mình ít ra cũng có thể cứu vãn mọi chuyện, nếu không, đến khả năng cứu vãn và lựa chọn cũng không có.
Chỉ khi bạn đủ tốt thì mới có thể gặp được một người đàn ông tốt. Không có gì tốt mà từ trên trời rơi xuống, mọi thứ đều bắt đầu từ chính bạn mà thôi.
/LÀM ĐƯỢC ĐIỀU NÀY MỚI THẬT SỰ HIẾU THẢO/
Thực tế thì hiếu thảo thật sự chỉ có một, đó là sống sao cho hạnh phúc để cha mẹ yên tâm. Nếu cha mẹ bạn chỉ để ý đến việc kiểm soát được bạn, chỉ để ý đến mặt mũi của chính họ mà không màn quan tâm đến hạnh phúc của chính bạn, vậy thì bạn tự nên hỏi bản thân một câu rằng: Bố mẹ bạn có thật sự thương bạn không?
Phần lớn, theo quan niệm của người xưa thì bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy, đấng sinh thành chỉ việc ra lệnh, còn con cái chỉ việc tuân theo mệnh lệnh bất kể điều đó có đi ngược lại với mong muốn của bản thân hay không.
Thời xa xưa, quan niệm của chúng ta là một người con hiếu thảo với cha mẹ là khi con nghe lời, làm theo nguyện vọng của đấng sinh thành nhằm khiến cho cha mẹ yên tâm, miễn cha mẹ hạnh phúc thì con cũng hạnh phúc.
Thời đại ngày nay, thì điều này thật sự có còn đúng như vậy nữa hay không? Có biết bao nhiêu bậc cha mẹ đang hủy hoại cuộc đời của con cái ngoài kia, chỉ vì một lý do nghe có vẻ hết sức hợp lý: “Cha mẹ chỉ muốn tốt cho con thôi.”
Có rất nhiều câu chuyện về sự can thiệp của cha mẹ đã ảnh hưởng đến hôn nhân của hai người nghiêm trọng như thế nào. Lúc kết hôn, thì cha mẹ yêu cầu phải môn đăng hộ đối, nhất định phải cưới một người chồng/vợ có đầy đủ phẩm hạnh; lúc ly hôn thì yêu cầu con cái của mình phải biết chịu đựng, không nên ly hôn vội vàng, như vậy thì thể diện mặt mũi còn để đâu. Điều họ quan tâm chỉ là thể diện của chính họ, còn hạnh phúc của con cái mình thì hầu như không còn quan trọng nữa. Điều này không chỉ đúng trong hôn nhân, mà còn đúng trong tất cả những khía cạnh khác nữa.
Chúng ta đều là người trưởng thành, con cái ai rồi cũng sẽ cuộc sống riêng, nếu họ đã lựa chọn thì cũng nên có trách nhiệm để gánh chịu mọi hậu quả do lựa chọn ấy mang lại. Không ai có thể thay họ quyết định điều này là đúng hay sai. Chỉ có người trong cuộc mới có thể cảm nhận sâu sắc và thấm thía hết ý nghĩa này.
Cha mẹ chỉ có thể dẫn đường và yêu cầu con cái làm theo đề nghị của họ, còn người phải dành cả cuộc đời này để đi là chính bạn chứ không ai khác.
Sống trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc chẳng khác nào chúng ta đang tự giam cầm chính mình, ngày qua ngày khiến cho thể chất và tinh thần ngày càng hao mòn và mệt mỏi, từ đó mất đi hy vọng và tin yêu với cuộc sống. Nếu con của chúng ta đã cảm thấy không hạnh phúc với người họ đã lựa chọn ngay ban đầu, thì tại sao với vai trò là cha mẹ lại không thật sự hiểu cho những tổn thương của con mình chứ?
Học một ngành mà cha mẹ mong muốn, chấp nhận hy sinh những đam mê và lý tưởng của bản thân, cuối cùng người phải chịu mọi đau khổ và dằn vặt chỉ có con cái chúng ta thôi. Hà tất gì cha mẹ phải làm khổ con mình như thế?
Bất kể chúng có lựa chọn như thế nào đi chăng nữa thì cũng phải chịu trách nhiệm và cáng đáng những hệ quả về sau. Làm cha mẹ ai mà chẳng muốn con cái mình nuôi dạy lớn lên và trưởng thành một cách vui vẻ và an yên, nhưng nếu đã tận mắt thấy con mình đang rơi vào dầu sôi lửa bỏng mà còn không chịu giúp đỡ, thậm chí còn gây áp lực cho chúng ngày càng nhiều, thì liệu người con có còn nghĩ là cha mẹ còn thương họ không? Họ vẫn mù quáng để nghe theo những loại cha mẹ này sao?
Hạnh phúc lớn nhất của cha mẹ là nhìn thấy con cái mình sống vui vẻ hạnh phúc, đó mới niềm tự hào và hãnh diện nhất mà cha mẹ có trong đời. Nếu cha mẹ đã không thấu hiểu và thương bạn thì liệu bạn có buông bỏ hạnh phúc của mình để nghe theo những người không thật sự thương bạn hay không. Câu trả lời này chỉ có bạn mới có thể tự chiêm nghiệm.
/ĐIỀU GÌ DẪN ĐẾN BI KỊCH HẬU HÔN NHÂN CỦA PHỤ NỮ?/
Từ thời xa xưa, có rất nhiều bậc cha chú đều giáo dục cho con gái rằng, khi kết hôn cần phải công dung ngôn hạnh như thế nào, phải trở thành một người nội trợ đúng nghĩa, khi về nhà chồng thì phải trở thành một người vợ tốt, phải hầu chồng, phải chăm lo cho gia đình, vv. Họ cảm thấy giáo dục con gái trở thành một người phụ nữ ân cần, đảm đang chính là trách nhiệm lớn nhất của đấng sinh thành.
Chính vì thời thơ ấu, các ông bà chú bác đều giáo dục con gái như thế nên cuối cùng, cuộc đời của người con gái ấy khi trưởng thành đều rơi vào bất hạnh cùng cực. Ngay từ khi còn rất nhỏ, họ đã học được rằng, phải hy sinh, phải đánh đổi mới chứng tỏ giá trị của bản thân. Chính những suy nghĩ ấy đã thấm sâu vào tận xương tuỷ, khiến cho họ không thể trở thành chính mình. Mỗi khi muốn trở thành chính mình thì lại cảm thấy thật ích kỷ. Chính vì vậy, chỉ có việc hy sinh bản thân sau này mới chứng tỏ sự tồn tại của mình.
Đàn ông ích kỷ thường thích tìm các cô gái thuộc tuýp hy sinh bản thân mình, đàn ông chín chắn sâu xa không thích những cô gái ngay đến bản thân mình còn không chăm sóc tốt, không thể giao lưu tinh thần với chính mình.
Khi bước vào hôn nhân, với tư tưởng phải hy sinh và đánh đổi bản thân nên cô ấy không ngừng cho đi, làm việc vất vả vì gia đình, nhưng cuối cùng nhận lại sự vô tình vô nghĩa của người chồng. Họ oan thán và cũng không biết nguyên nhân vì sao anh ta lại đối xử tàn nhẫn với họ như thế.
Thật ra, trên đời này chưa bao giờ có chuyện phụ nữ càng làm việc nhà thì hôn nhân càng hạnh phúc; cũng không có chuyện phụ nữ càng chịu uất ức thì hôn nhân càng vững chắc.
Trong một mối quan hệ, chúng ta cần sự bình đẳng và trách nhiệm. Không thể chỉ có một trong hai là người chủ động cho đi. Tình thương lành mạnh là dựa trên nền tảng tôn trọng và thấu hiểu. Tất cả phải vừa đủ trong phạm vi cho phép, như thế tình cảm mới lâu bền.
Phụ nữ cần có trí tuệ, kiến thức và suy nghĩ mới có thể là chỗ dựa vững chắc cho bản thân mình. Cho dù đàn ông có ruồng bỏ đi chăng nữa, cô ấy cũng có thể đường đường chính chính ra đi và tràn ngập hy vọng để sống cuộc đời cô ấy muốn.
/NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ NHÂN TÍNH BẠN NÊN BIẾT/
Đầu tiên, nhân tính là một thứ trung tính.
Không phải tất cả nhân tính đều thiện, cũng không phải tất cả nhân tính đều xấu. Rất nhiều người nhìn nhân tính một cách rất cực đoan, cho rằng nhân tính vốn ác. Nhưng bạn sẽ phát hiện ra, trên thế giới này luôn tồn tại những người chí công vô tư, vì người quên thân, lương thiện vô cùng. Bạn gần như không thấy một chút độc ác nào trong nhân tính của những người này. Những người luôn thấy nhân tính xấu xa sẽ dễ dàng bỏ sót những quý nhân và những điều tốt đẹp trong đời.
Nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng, nhân tính vốn lương thiện, luôn cho rằng tất cả mọi người trên đời đều là người tốt, cho dù có người xấu đi nữa thì chỉ là do họ lầm đường lạc lối. Thế nhưng, trong cuộc sống họ luôn gặp những người xoay họ như chong chóng, khiến họ thương tích đầy mình. Nhưng dù là vậy, họ vẫn tin đối phương nhất định sẽ không lừa gạt mình nữa, không ngừng cho đối phương cơ hội để gieo rắc đau thương cho mình.
Kế đó, nhân tính là thiện ác đan xen.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người không hoàn toàn là lương thiện, hoặc hoàn toàn là độc ác. Trong mỗi sự việc, mỗi người sẽ thể hiện ra một khía cạnh hoàn toàn khác biệt.
Thế nên, một người tốt không đồng nghĩa rằng họ làm gì cũng tốt. Cũng như vậy, một người xấu không đồng nghĩa với việc làm gì cũng xấu. Người xấu vẫn có thể đỡ một người già nua qua đường, đưa trẻ con đi tìm bố mẹ, điều này không có gì lạ cả.
Hoặc như hành xử của nữ ma đầu Lý Mạc Sầu trong cuốn tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ. Lý Mạc Sầu giết người vô số, trong một lần hành tẩu, cô bắt con gái nhỏ Quách Tương của Hoàng Dung đi. Lúc đó, tất cả đều cho rằng cô bé nhỏ sẽ mất mạng, nhưng không những thế cô lại cố gắng để cứu đứa bé. Song qua sự việc trên, Lý Mạc Sầu vẫn giết người không ghê tay như trước.
Sẽ có lúc những người có nhân tính ác muốn cải tà quy chính và ngược lại, tuỳ vào thời điểm và hoàn cảnh. Tuy nhiên, để khiến cho chúng ta tin vào lựa chọn của họ hay không lại là thứ thử thách con người nhất. Chúng ta thường sẽ không dễ dàng tin vào việc một người có thể thay đổi nhân tính sau một đêm. Chính vì vậy, ý thức được điều này chúng ta cũng sẽ không tự cảm thấy áp lực.
Cuối cùng, nhân tính không ẩn chỗ thâm sâu, luôn có những vết tích để tìm ra chúng.
Trong đối nhân xử thế, đôi khi chúng ta sẽ khó phán đoán được một con gái như thế nào, có tương lai phát triển hay không. Nhưng nhân tính thì khác, mỗi việc đối phương làm đều gắn chặt với tính cách và quan điểm của anh ta. Chỉ cần lưu ý, tỉ mỉ và có cái nhìn khách quan và công bằng thì không khó nhìn ra đối phương là loại người nào.
Nhân tính luôn thay đổi nhưng sự thay đổi ấy lại là một quá trình chậm rãi. Không một người tốt nào có thể biến thành tội nhân độc ác chỉ trong một đêm, cũng không có một kẻ xấu nào bất thình lình trở nên tốt đẹp. Trong thời gian nhân tính đổi thay, họ sẽ luôn trải qua một quá trình biến chuyển tâm lý và cung bậc cảm xúc khác nhau, chỉ là bạn không chú ý kỹ lưỡng mà thôi.
Thời gian sẽ cho chúng ta nhìn thấu hết những ưu và khuyết điểm của một người. Có những người chỉ vừa mới quen biết nhau chưa đầy một tháng mà đã đăng ký kết hôn, đây hoàn toàn là đặt cược vận may. Nếu kết hôn trong thời gian ngắn như vậy thì một hoặc là người đó không hề che giấu, hai là trình độ của bạn đã được dày công tôi luyện, bằng không thì bạn đã đặt cả tương lai của mình vào vận may vì muốn hiểu hết tính cách của một người, chúng ta cần thời gian.
Các bạn gái liên tục bị tổn thương không phải vì họ gặp xui xẻo, cũng không phải vì đối phương quá tệ, mà là vì các bạn vẫn luôn đối đầu với nhân tính chân thật. Khi bạn dễ dàng tha thứ cho một người đàn ông luôn làm bạn tổn thương mà không bắt anh ta phải trả giá thật đắt. Anh ta sẽ ngày càng lấn lướt và làm tổn thương bạn gấp mấy lần như thế nữa. Nhân phẩm anh ta có vấn đề nhưng bạn lại không chịu tin tưởng, không chịu đối mặt điều này thì cũng là đối địch với nhân tính.
Chính vì vậy, đừng bao giờ đối nghịch với nhân tính. Đối diện, chấp nhận nhân tính sẽ giúp bạn nếm ít đau khổ hơn, chịu ít thương tổn hơn, đi ít đường vòng hơn.
Lời kết
Thật ra, những đạo lý mà chúng ta biết đều chỉ là lý thuyết suông nếu như không có sự thực hành. Sự thay đổi là một hành trình dài, chúng cần sự kiên trì, cần thời gian, và cần sự quyết tâm mãnh liệt của bạn. Nếu cứ để cho thời gian trôi qua trong sự tẻ nhạt, vô vị thì rất phí hoài cuộc đời. Đừng đắm chìm trong sự lười biếng, hãy học hỏi, chăm chỉ theo đuổi lý tưởng của mình khi bạn còn cơ hội. Hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Khi bạn trở nên đủ tốt thì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với bạn.
Review chi tiết bởi: Tuyết Sơn
Hình ảnh: Tuyết Sơn [...]
July 23, 2021Trong cuộc đời, chúng ta nhất định sẽ có lúc gặp phải những phiền phức và khó khăn, chúng cũng giống như những cú tát của người đời hay cuộc sống mang lại. Trong những lúc đó, thái độ đón nhận những cú bạt tai ấy và cách xử lý sẽ quyết định vận mệnh của chúng ta. Với Thái Độ của Ngô Quân sẽ mang đến cho độc giả nhiều góc nhìn đa chiều về thế thái nhân sinh, những bài học vô giá từ chính những trải nghiệm của tác giả, cùng với vốn kiến thức sâu sắc và phong phú hứa hẹn sẽ mang đến cho độc giả những trải nghiệm chiêm nghiệm quý báu.
@Giới thiệu về tác giả:
Ngô Quân là Tiến sĩ, Chuyên gia tìm kiếm và xử lý ngôn ngữ tự nhiên nổi tiếng. Ông là nhà đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon.
@Nội dung sách:
Với những chủ đề quen thuộc: tiền bạc, vận mệnh, sự nghiệp, tình yêu, & gia đình, tác giả đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích nhằm mở rộng tư duy và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Chỉ cần có một nhận thức đúng đắn, chúng ta có thể thay đổi số phận của mình.
@Bố cục sách:
Sách được chia làm từng phần riêng biệt, giọng văn mạch lạc, dễ hiểu nhưng không phần thẳng thắn và trực diện.
Điều đặc biệt mình thích nhất ở sách là tác giả luôn đưa ra thông điệp mình truyền tải thông qua những câu chuyện lịch sử, câu chuyện ngụ ngôn, những nhà thông thái lỗi lạc của phương Đông và phương Tây, với những lập luận vô cùng sắc bén và thuyết phục. Mọi thứ đều rất mới mẻ và thông tin cực kỳ bổ ích.
@Sách dành cho ai:
Sách thích hợp cho những bạn quan tâm về con đường sự nghiệp thăng tiến, cách quản lý tiền bạc và đầu tư hợp lý, cách để nâng cao nhận thức trong một thế giới cạnh tranh như hôm nay và những bài học nhân sinh sâu sắc từ chính trải nghiệm của tác giả.
Sau đây là một số điểm nổi bật của sách, mình chỉ tóm lược những phần quan trọng và mới mẻ để nêu bật lên giá trị của sách bao gồm: SỰ NGHIỆP – TIỀN BẠC – CUỘC ĐỜI.
| SỰ NGHIỆP |
/TỪ CHỐI TRỞ THÀNH KẺ LAO ĐỘNG GIẢ/
Lao động giả được tác giả nhắc đến ở đây ám chỉ những người có xu hướng chọn cho mình những công việc dễ dàng, không cần động não quá nhiều, chủ yếu có thể hoàn thành nhanh chóng và không tốn sức. Họ luôn kêu ca và oán thán rằng quá nhiều việc, nhưng thực chất nhìn rộng ra, công việc họ đang làm không mang lại giá trị nhiều cho doanh nghiệp, thậm chí là lãng phí tài nguyên và thời gian.
Trước tiên, người quản lý cần phải cho nhân viên của mình làm việc với tâm thế “Làm thế nào để nâng cao lợi nhuận của công ty”, từ đó họ sẽ tìm ra và sắp xếp thứ tự ưu tiên của công việc được giao theo mức độ quan trọng, chứ không đơn giản là chỉ ứng phó với cấp trên với những công việc được giao và chỉ làm cho qua loa.
Thứ hai, người quản lý cần tạo cơ hội và giúp cho nhân viên thấy được tất cả những gì họ làm, công sức họ bỏ ra đều là cho chính họ, chứ không ai khác. Hay nói cách khác, phải cho họ thấy rằng, họ đang làm việc một cách tích cực nhất có thể.
Ngược lại, đối với vai trò quản lý, chúng ta cũng cần xem xét xem liệu có những việc quan trọng nào cần phải thực hiện, những việc nào có thể giản lược hoặc bỏ qua, tránh phung phí nguồn nhân lực dẫn đến giảm hiệu suất làm việc của nhóm. Người quản lý tốt cần biết trao quyền và sử dụng tài năng của nhân viên một cách hợp lý.
Vấn đề mà hầu hết chúng ta đều mắc phải đó là làm quá nhiều việc nhưng kết quả công việc mang đến lại không cao. Nguyên nhân chủ yếu đến từ cách quản lý thời gian và lên kế hoạch cho những đầu việc quan trọng.
Đối với một “kẻ lao động giả” thì công việc hằng ngày của họ cũng chỉ là những công việc nhàm chán, dễ và mang tính lặp đi lặp lại. Họ lựa chọn sự an toàn và thoải mái mà những công việc này mang lại. Họ từ chối những cơ hội để làm những công việc khó nhưng triển vọng và giá trị cao của công ty. Nếu trong một khoảng thời gian dài, bạn làm những công việc không mang lại giá trị và đóng góp gì cho công ty thì về lâu dài, những công việc đòi hỏi sự sáng tạo hay thử thách cao, bạn sẽ không có khả năng để thực hiện được.
Một hiện tượng phổ biến mà chúng ta thường hay thấy đó chính là “Công việc làm lúc nào cũng không hết”, nhưng thật ra đó là vì họ chưa biết cách phân bổ thời gian hợp lý cho những việc quan trọng mà thôi. Nếu suy nghĩ sâu hơn, bạn sẽ thấy có những việc cho dù chúng ta có làm hay không cũng không quan trọng. Cách để tăng hiệu suất làm việc là làm thế nào để giảm bớt việc, làm những việc chủ chốt một cách tốt hơn và không ngừng nâng cao giá trị bản thân.
Trong những công ty tầm cỡ như Google, hay Facebook, giá trị cốt lõi họ theo đuổi là hiệu quả công việc mang lại, chứ không phải là hàng tá công việc ngày này qua ngày khác. Bề ngoài thì nhìn có vẻ rất bận rộn, nhưng đối với những kẻ lao động giả thì sớm muộn gì họ cũng sẽ bị đào thải.
Một số ví dụ về những lao động giả trong doanh nghiệp mà bạn có thể liên tưởng đến:
1/ Có những người rõ ràng có thể học thêm một kỹ năng mới nhưng lại hài lòng về tình hình hiện tại, cứ mãi đi theo lối mòn, vẫn làm việc theo cách cũ, không có chí tiến thủ, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Đây chính là điển hình của lao động giả.
2/ Họp hành công ty liên miên, mỗi lần họp là xuyên suốt và kéo dài. Hơn nữa, mỗi lần họp phải triệu tập lượng lớn nhân viên không cần thiết để nghe, làm tổn thất thời gian của mọi người rất nhiều.
3/ Trước khi làm bất kỳ việc gì được giao, không chủ động đặt câu hỏi và xem xét, mà cứ cắm đầu vào làm rồi sau đó mắc sai lầm và sai sót không đáng có. Kết quả là phải mất nhiều thời gian để chỉnh sửa và làm lại.
4/ Từ chối tham gia những hoạt động nâng cao giá trị bản thân, kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp. Chỉ thích an nhàn và làm qua ngày.
5/ Không chú trọng vào nguồn lực có hạn để giải quyết 95% ngọn rễ vấn đề, mà lại dành dùng tài nguyên đó vào 5% vấn đề không quan trọng.
Khi làm bất cứ công việc gì, hãy thật sáng suốt và tinh tường. Tinh thần chủ động rất quan trọng trong việc quyết định hiệu suất làm việc và sự phát triển nghề nghiệp của bạn trong tương lai đấy.
Khi bạn lo ngại về công việc làm không hết, bạn hãy thử dừng lại sắp xếp công việc: Chủ động đứng trên góc độ hỗ trợ nhất cho việc kinh doanh của công ty và từ góc độ nâng cao năng lực bản thân, tìm ra những công việc quan trọng và hoàn thành chúng. Bạn hãy thử xem, như vậy trạng thái làm việc của bạn có thay đổi gì không?
/LÀM TỐT 1% CUỐI CÙNG/
Điều này rất quan trọng nhưng nhiều người thường vô tình bỏ qua hoặc không mảy may để ý đến. Chính 1% cuối cùng này sẽ quyết định kết quả khác nhau. Một người làm việc qua loa và một người làm việc có tâm, bạn nghĩ ai sẽ là người được trọng dụng và cơ hội thăng tiến hơn?
Trong công việc, chúng ta thường hay có xu hướng làm việc qua loa và hời hợt cho xong. Nhưng đối với những người có thái độ làm việc cầu tiến và có trách nhiệm thì lúc nào cơ hội cho con đường sự nghiệp của họ ngày càng rộng mở. Họ luôn có ý thức hoành thành công việc đúng hạn, không gây ảnh hưởng đến đội nhóm của mình. Họ quan niệm rằng, nếu như đã làm thì phải làm cho đến cùng. Chỉ có làm đến nơi đến chốn mới khiến cho bạn trở nên xuất sắc.
Đây không phải chỉ là câu nói suông, mà thực tế đã chứng minh rất đúng đạo lý này. Hãy nhìn thứ mà xem, đối với những mặt hàng cao cấp như kim cương chẳng hạn, họ không chỉ chế tác một chiếc nhẫn một cách xuề xòa và hời hợt như vậy, khi rao bán trên thị trường, giá trị cũng không đáng là bao. Nhưng hầu hết kim cương mà chúng ta thấy đều có giá rất đắt chính là vì công đoạn sản xuất và chế tác vô cùng công phu và tinh xảo.
Họ luôn rất chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, kỹ càng và tập trung cho từng chi tiết nhỏ. Họ không làm việc cho có, mà họ còn đặt công sức và tinh thần trách nhiệm vào từng món trang sức mà họ làm ra. Đó là lý do vì sao những trang sức kim cương đều vô cùng đắt đỏ, không chỉ là kim loại quý, mà còn công sức, mồ hôi của những người chế tác ra chúng.
Tinh thần làm tốt 1% cuối cùng không chỉ giới hạn trong phạm vi công việc, mà còn trong cách chúng ta truyền đạt và giao tiếp. Chúng ta thường nhận ra một hiện tượng thế này. Khi bạn thông báo cho một ai đó thông tin gì đó nhưng không rõ ràng, trong đầu thì lại nghĩ là người đó biết hoặc đã thông suốt vấn đề rồi, nhưng kết quả là người ấy lại càng cảm thấy khó chịu vì thông tin không được rõ ràng và minh bạch. Từ đó dẫn đến làm việc với nhau không hiệu quả, thậm chí là gây hiềm khích không đáng có. Nói cách khác, chúng ta đã đi được 99 bước rồi, còn 1 bước cuối cùng thì lại không tiếp tục. Như vậy thì chỉ có thể nói là chưa hoàn thành 100 bước.
Trong cuộc sống hay trong công việc, việc vấp phải những vấn đề tương tư như vậy rất nhiều, điều quan trọng là chúng ta nên có tư duy đúng đắn, đã bắt đầu thì cũng nên kết thúc sao cho trọn vẹn. Tránh làm việc kiểu qua loa và hời hợt, phải có tư duy làm việc tới cuối cùng, nếu không cuối cùng người gánh hậu quả cũng chỉ là bản thân mà thôi.
/ ĐẾ ĐẠO, VƯƠNG ĐẠO VÀ BÁ ĐẠO TRONG SỰ NGHIỆP/
Đế đạo là dùng lòng Nhân để quản trị xã hội. Mọi hoạt động của xã hội đều được dựa trên tình thương, lòng nhân ái, sự giúp đỡ và giáo dục. Mục đích chính của Đế đạo là hướng con người đến cái Thiện và tránh xa cái Tà.
Vương đạo là dùng Pháp Luật để quản trị xã hội. Mọi hoạt động của xã hội đều được quy định trong phạm vi pháp luật, không ai là ngoại lệ đứng ngoài vòng pháp luật. Khi phạm pháp, tất cả đều sẽ bị xử phạt một cách nghiêm túc. Chúng ta hay thường gọi là Xã hội Pháp Trị. Mục đích chính của Vương đạo là hướng mọi người đến sự công bằng, bình đẳng và một xã hội văn minh hơn.
Nhìn chung, chế độ Đế đạo và Vương đạo đều hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ, giúp cho đất nước ngày càng phồn thịnh và phát triển lâu dài qua nhiều năm tháng.
Bá đạo thì hoàn toàn trái ngược. Chế độ này chủ yếu dùng bạo lực để trị vì quần chúng nhân dân, gây áp lực lên một số nhóm đối tượng nhất định. Mục đích chính của Bá đạo là áp chế xã hội, buộc những người dân phải tuân thủ theo quy định của một nhóm người (thường là thế lực xấu, câu kết với nhau nhằm gây ảnh hưởng dư luận). Bọn chúng có thể giam cầm, tra tấn hay giết hại những ai không chịu phục tùng. Quan trọng hơn hết là bọn chúng làm cho người dân phải sợ hãi và trở nên ngu tối, dẫn đến thiếu tinh thần phòng vệ và phản kháng.
Vậy, Đế đạo, Vương đạo và Bá đạo có liên quan gì đến Sự nghiệp?
Nếu phân tích kỹ hơn, ta sẽ thấy phương châm cai trị xã hội của Đế đạo và Vương đạo là nhắm đến một xã hội tốt đẹp hơn, họ dùng những chính sách và biện pháp mang giá trị lâu dài để dần dần thay đổi xã hội. Còn Bá đạo thì đang sử dụng hình thức cai trị mang tính ngắn hạn (dùng bạo lực) nhằm thuyết phục phần đông người dân phải phục tùng. Đương nhiên, kết quả mang lại cũng sẽ không khả quan và chỉ mang tính ngắn hạn (vì mọi người chỉ đang sợ hãi mới phục tùng).
Đối với khía cạnh sự nghiệp, đối với một số người, chỉ cần tốt nghiệp đại học với chuyên ngành mình yêu thích, sau đó tìm một công việc phù hợp với khả năng, sau đó cứ tiếp tục cống hiến như vậy đã là một thành công rồi. Nhưng cũng có một số người, họ không dừng lại ở đó, sau khi tốt nghiệp đại học, họ lại học bậc cao hơn nữa như Thạc sĩ, Tiến sĩ rồi những chức vụ cao cả hơn như Phó Giáo sư, hay Giáo sư Đại học, rồi tiếp tục nghiên cứu thêm những ngành nghề khác nhau ngoài chuyên môn của mình, từ đó cơ hội cũng sẽ ngày càng nhiều hơn.
Theo một nghiên cứu, những người vừa mới tốt nghiệp rồi đi làm, hay những người đã bươn chải ngoài đời để đi làm sớm thì dĩ nhiên kinh nghiệm của họ sẽ nhiều và mức thu nhập cũng cao hơn những người bình thường – những người còn đang bận học lên cao hơn nữa. Nhưng nếu so sánh từ góc độ cơ hội trong tương lai, những cá nhân có nền tảng giáo dục từ những trường Đại học tốt, có kiến thức đa ngành phong phú thì cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và mức thu nhập của họ so với nhóm người đầu tiên lại cao hơn rất nhiều.
Tâm lý của chúng ta thường hay mong muốn dùng những biện pháp ngắn hạn để đạt được những kết quả dài hạn, chẳng hạn như đạt những câu hỏi như: Làm sao tìm được một công việc có thể kiếm thật nhiều tiền? Học ngành nào mới có thể kiếm ra nhiều tiền? Học gì để thành công nhanh chóng? Thật ra để trả lời những câu hỏi trên rất khó vì thị trường luôn rất biến động, ngành học này hôm nay đang được ưa chuộng và phổ biến, nhưng trong vài năm tới thì có thể đã bão hòa và không mang nhiều giá trị cho chúng ta.
Trong sự nghiệp, chúng ta thường hay nghe nói đến “ngưỡng sự nghiệp” tức là trong vòng đời đi làm, chúng ta chỉ có thể thăng tiến 1-2 lần dựa vào khả năng và năng lực của mình. Trong bất kỳ công việc nào cũng vậy, tuy nhiên để thoát khỏi tình trạng trên, chúng ta cần có sức bật và trở nên khác biệt. Điều khác biệt đó nằm ở chìa khóa mang tên: GIÁO DỤC KHAI PHÓNG.
Giáo dục khai phóng có thể mở ra vô vàn kiến thức và cơ hội cho những người như chúng ta. Bằng cách nâng cao giá trị bản thân, mở rộng tư duy tìm hiểu những thứ mới, học hỏi những kiến thức ngoài chuyên môn của mình thì cơ hội thăng tiến và phát triển của chúng ta sẽ ngày càng cao.
Như vậy, nếu chỉ nắm vững chuyên môn của mình, hoàn thành tốt công việc thực ra chúng ta cũng chẳng qua là biết một số bá đạo mà thôi, còn đế đạo và vương đạo ở đây ám chí tầm nhìn nhìn xa trông rộng, mở rộng tư duy và gia tăng vốn kiến thức cho bản thân thì con đường ta đi sẽ ngày càng rộng mở.
Đương nhiên, tập trung vào chuyên ngành hay chuyên môn của mình là một việc vô cùng tốt, nhưng nếu như bạn có thể đi xa hơn thế nữa thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội phía trước đang chờ đợi mình. Công việc hiện tại có thể mang đến cho ta nhiều cơ hội, nhưng đừng tự bó buộc mình, hãy nhìn ra thế giới ngoài kia và sẵn sàng thử thách chính mình cho những điều mới.
/ 3 SAI LẦM CHÚNG TA HAY MẮC PHẢI TRÊN CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP VÀ HƯỚNG XỬ LÝ/
Bước chân vào chốn công sở là một thử thách đối với những sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có người thì nghĩ rằng, chỉ cần dốc hết sức mình thì sẽ được đề bạt, có người mong muốn trở thành đội trưởng của nhóm, vv. Mọi thứ nghe có vẻ rất dễ dàng, nhưng thực tế thì để làm được những điều đó là cả một quá trình dài. Những kiến thức chúng ta được học ở trường chưa chắc đã có thể giúp chúng ta thực hành và vận dụng tốt trong sự nghiệp sau này.
Tuy phần lớn chúng ta đều làm việc văn phòng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, về mặt thể lực thì không có gì vất vả, nhưng họ đều than rằng, công việc thật không dễ dàng. Đấu đá nhau trong công sở, chạy theo xu hướng trục lợi, phía trên thì phải nghe lệnh sếp, phía dưới thì phải đề phòng cảnh giác những thách thức từ nhân viên mới, chỉ cần một chút lơ là là người khác sẽ giành lấy mất cơ hội. Đã có một số người chỉ vì thiếu hiểu biết, hoặc những thành kiến sai lệch dẫn đến bản thân trở thành vật hy sinh, chẳng những gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người khác.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu 3 sai lầm chính mà một nhân viên công sở thường hay mắc phải nhé.
1/ Không phân biệt được giữa “việc làm” và “sự nghiệp”.
Việc làm và sự nghiệp là hai từ đơn khác nhau, lần lượt là job và profession, ý nghĩa cũng khác biệt rất lớn.
Việc làm là cách để con người mưu sinh, một công ty cho tôi một việc làm, tôi hoàn thành nhiệm vụ thì công ty phát lương và thưởng, việc này rất rõ ràng.
Sự nghiệp là thứ chúng ta theo đuổi cả đời. Nó gắn liền với chúng ta theo những năm tháng về sau.
Muốn trở thành lãnh đạo cấp cao trong công ty, thông thường phải cần bước đi từ những bước cơ bản, nắm được thật nhiều kiến thức chuyên ngành, động thái ngành nghề, không ngừng nâng cao năng lực quản lý, giao tiếp hiệu quả với các phòng ban khác nhau, cuối cùng có thể quản lý thật tốt bất kỳ một công ty nào trong cùng lĩnh vực ngành nghề, đây chính là “sự nghiệp”.
Nếu chúng ta nghĩ rằng, công việc hiện tại là để phát triển sự nghiệp, ví dụ như giáo dục chẳng hạn thì chúng ta nên có một tầm nhìn xa, liên tục tìm hiểu động thái ngành nghề, phát triển năng lực bản thân, trau dồi kỹ năng quản lý, thấu hiểu con người, vv. Vì sự nghiệp là một chặng đường dài, nên chúng ta cần phải hoàn thiện kỹ năng từng ngày, cố gắng để tiến bộ hơn, xuất sắc hơn trong lĩnh vực mình đang chọn. Còn nếu như công việc hiện tại chưa có đóng góp gì cho sự nghiệp sau này, bạn nên suy nghĩ lại và có một định hướng dài hạn hơn cho tương lai. Ví dụ như bác sĩ, họ luôn trau dồi y thuật, chữa bệnh cứu người và trở thành một bác sĩ nổi tiếng thì đó là sự nghiệp của họ.
Đối với sự nghiệp của bản thân, cần phải có tinh thần làm việc chuyên nghiệp. Cái gọi là chuyên nghiệp ở đây tức là lấy việc hoàn thành công việc làm mục tiêu chính. Tất cả mọi công việc như họp hành, phân phối công việc, trao đổi, xây dựng mối quan hệ đều phải lấy đây làm mục tiêu chính. Trong công việc, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc như giao tiếp không hiệu quả, giới hạn về năng lực bản thân, vv. Đây là nguyên nhân khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi trong công việc.
Có thể làm tốt một công việc hay không sẽ thể hiện bạn là người có tố chất nghề nghiệp hay không. Những người chuyên nghiệp sẽ lấy mục tiêu hoàn thành công việc là chính, giảm thiểu ảnh hưởng của tâm trạng, tránh dùng các thủ đoạn tiêu cực để đối phó với công việc. Khi chúng ta làm việc chuyên nghiệp thì đồng nghiệp cũng sẽ đối xử chuyên nghiệp với ta, cho dù họ có thích ta hay là không.
2/ Xem bản thân như một vị khách qua đường, chứ không phải là chủ nhân của công ty.
Ngày nay, tính lưu động trong công việc rất lớn, rất nhiều người bình quân cứ 3-4 năm sẽ đổi việc một lần. Người mới tốt nghiệp thường hay xem 1-2 công ty đầu tiên bàn đạp, hy vọng sai khi có kinh nghiệm sẽ tìm được công ty tốt hơn. Do đó, về mặt tâm lý đã xem bản thân như khách qua đường.
Những người xem mình là khách qua đường thì đối với họ, công việc chỉ cần hoàn thành xong là được. Họ không quan tâm đến tình hình phát triển của công ty, cũng không màn đến việc duy trì các mối quan hệ đồng nghiệp. Tất cả rất hời hợt và qua loa. Tuy họ nghĩ rằng, chỉ làm công ty này 1-2 năm thôi sau đó sẽ ra đi thì họ đã lầm. Những người như vậy sẽ rất khó có tinh thần cầu tiến, việc có một thái độ làm việc như thế không chỉ gây hại cho bản thân họ, mà còn mất thời gian của người khác. Quan trọng hơn hết, hành động của họ còn để lại ấn tượng xấu trong mắt những đồng nghiệp khác.
Thế giới vốn tròn, đi đâu chúng ta cũng gặp mặt nhau dù muốn hay không, đôi khi chỉ là tình cờ làm chung với nhau nhưng ở một công ty khác, chính vì vậy thái độ làm việc quyết định tất cả. Nếu bạn chỉ xem bạn là khách quan đường trong công ty thì sếp cũng khó lòng mà giao trọng trách cho bạn xử lý những việc lớn được. Sự chuyên nghiệp của bạn sẽ quyết định tương lai nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Hãy suy nghĩ đến những gì mình có thể để lại cho công ty nếu như sau này mình rời đi. Đó mới là yếu tố quan trọng.
3/ Tức giận đến mức mất kiểm soát khi phải đối mặt với bạo lực ngôn ngữ
Rất nhiều người đều có trải nghiệm này khi làm việc. Sẽ có một số đồng nghiệp, bao gồm cả cấp trên đều vô duyên vô cớ phê bình công việc của bạn nhưng lại không đưa ra vấn đề cụ thể và góp ý mang tính xây dựng, càng không thật tinh muốn giúp đỡ bạn. Hành vi này được gọi là bạo lực ngôn ngữ. Điểm nguy hại lớn nhất của bạo lực ngôn ngữ là đánh vào lòng tự tin, làm lệch lạc mục tiêu công việc của bạn.
Để nhận biết đó là góp ý phê bình một cách thiện ý hay là bạo lực ngôn ngữ là điều không hề khó. Một góp ý mang tính chất xây dựng sẽ giúp cho bạn học hỏi, cải thiện chất lượng công việc, rút kinh nghiệm cho những lần sau. Còn bạo lực ngôn ngữ thì chỉ đơn thuần là kiếm chuyện vô cớ. Trong lúc đó, bạn có 2 phương án giải quyết: một là bình tĩnh tiếp tục làm tốt công việc của mình, hai là tìm cách để nói chuyện và trao đổi với đối tượng chỉ trích bạn.
Trong trường hợp làm việc trong một thời gian dài với những kẻ chỉ kiếm chuyện vô cớ với bạn thì bạn cũng có thể lựa chọn rời đi. Tuy nhiên, nếu như bạn vẫn còn có thể học hỏi những kiến thức từ nơi này thì có thể đặt ra thời hạn cho bản thân trong vòng 2-3 năm gắn bó với công ty, liên tục tiếp thu và nâng cao kiến thức, sau đó rời đi cũng không muộn. Trong thời gian này, tuyệt đối không được làm việc như khách qua đường như đã đề cập ở trên. Bạn vẫn giữ tinh thần chuyên nghiệp nhất có thể.
Điều này có nghĩa là trong nhiều trường hợp, rất nhiều người vì nôn nóng hoàn thành một việc gì đó, lo sợ người khác sẽ bất đồng ý kiến với mình mà không trao đổi trước nên đã quyết định vội vàng tự đưa ra quyết định. Họ hy vọng kết quả sẽ được như ý muốn, nhưng sẽ có những lúc có những quy trình chúng ta không thể bỏ qua, nếu đồng nghiệp biết chuyện sẽ cho rằng, bạn không tôn trọng họ, dẫn đến thiếu tinh thần đồng đội và những hiềm khích về sau.
Thật ra, việc trao đổi trước với đồng nghiệp sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và rõ ràng hơn với họ. Nếu phía đối phương có bất đồng ý kiến thì có thể trao đổi đàm phán để giải quyết. Chỉ cần tìm được lợi ích chung cho cả hai bên là ổn thỏa. Còn nếu như đồng nghiệp không được thông qua sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhóm, gây ra những hiểu lầm không đáng có.
Phải học cách khiêm tốn, tôn trọng ý kiến của người khác cũng như tôn trọng quan điểm cá nhân của bản thân nữa. Có lập trường nhưng phải linh hoạt và nhẹ nhàng. Có như vậy, bạn mới tiến xa hơn trong sự nghiệp và được mọi người chào đón.
| CUỘC ĐỜI |
/ ĐỜI NGƯỜI LÀ HỮU HẠN /
Đúng vậy, đời người thật ra rất ngắn, chúng ta chỉ có thể sống vỏn vẹn mấy chục năm, cùng lắm là đến năm 80 tuổi. Trên thế giới này có rất nhiều việc chúng ta cần làm, tuy nhiên không phải việc nào ta cũng phải làm. Ai rồi sẽ chết nên ý thức được điều đó, chúng ta sẽ sống một cách ý nghĩa và có mục đích hơn.
Chính vì biết rằng, cuộc đời là hữu hạn, chúng ta chỉ có chừng ấy thời gian nên phải biết quản lý thời gian của mình cho thật tốt. Có rất nhiều việc, hoặc người không đáng để chúng ta trăn trở xem có nên xử lý hay đối mặt hay không vì đơn giản những điều đó không còn quan trọng. Điều chúng ta cần làm là ưu tiên những việc quan trọng và hoàn thành chúng.
Có rất nhiều người chỉ vì theo đuổi thành công mà làm việc “bạt mạng”, quên mất chính mình, bỏ bê sức khỏe của bản thân và gia đình, đến khi thành công rồi mới phát hiện ra, thời gian đã vụt mất, bản thân thì ngày càng yếu đi, cũng không còn nhiều sức lực và năng lượng để chăm sóc cho những người mình yêu thương nữa.
Nếu sống mà mỗi ngày trôi qua đều là mệt mỏi và cam chịu thì thật khổ sở biết bao. Chúng ta nên có nhận thức rằng, chỉ cần chúng ta còn sống thì vẫn còn hy vọng. Hãy sống sao cho thật rực rỡ và tràn đầy ý nghĩa. Hãy thỏa sức với đam mê của mình và không ngừng học tập. Chúng ta chỉ có một lần để sống, thế tại sao không sống cho thật hoành tráng và làm những việc mình muốn chứ?
Lấy một số ví dụ nhé.
Có một số người khiến cho bạn tổn thương, nói những lời miệt thị nhằm gây hiềm khích. Một người bình thường sẽ cảm thấy bị tổn thương, lo nghĩ về điều này ngày qua ngày, dẫn đến mất đi niềm vui trong cuộc sống. Nhưng một người nếu có ý thức đời người là hữu hạn thì sẽ không dễ dàng bận tâm về những con người như thế. Không ai có thể làm bạn tổn thương trừ khi chính bạn cho phép. Họ nghĩ rằng: “Còn nhiều điều mình cần quan tâm, hơi sức đâu đi bận tâm những gì họ nói”.
Hoặc nếu có ai đó đánh giá hay nhận xét không tốt về một khía cạnh nào đó của mình, trong lòng liền cảm thấy bồn chồn và lo lắng, tự nghi vấn bản thân xem có điều sai với mình hay không. Thật ra, những người đó không đáng để bạn bận tâm nhiều đến thế. Đánh giá của người khác không quan trọng bằng việc bạn đánh giá như thế nào về bản thân. Họ đâu có sống thay cho bạn, vì vậy đừng suy nghĩ quá nhiều.
Đừng đánh mất hy vọng vào cuộc sống. Hãy yêu thương và sống hết mình vì những điều tốt đẹp. Bạn không có nhiều thời gian như bạn nghĩ đâu. Nhân lúc có thể, hãy làm những gì bạn muốn và yêu thương những người thân yêu xung quanh mình nhé.
| TIỀN BẠC VÀ ĐẦU TƯ |
/QUAN NIỆM VỀ TIỀN BẠC/
1/ Tiêu tiền vào những thứ khiến cho cuộc sống của bạn ngày càng thoải mái và tiện lợi hơn, chứ không phải khiến cuộc sống của bạn ngày càng rối rắm và phức tạp.
Có một số người , kể cả những người giàu có, đều hay có sở thích hay mua thật nhiều thứ mà bản thân cho rằng là cần thiết, nhưng chẳng thấy sử dụng là bao. Họ cứu sưu tầm hết món này đến món khác, trong nhà thì chất chồng những vật dụng không cần thiết, làm cho không gian nhà ngày càng chật hẹp và khó chịu.
Tôi còn biết rằng, có một số người chỉ vì muốn mua Iphone mà bằng lòng đổi thận của mình để mua cho bằng được. Thật sự, như vậy có đáng không chứ? Cho dù bạn có chiếc Iphone đó đi chăng nữa, thì sức khỏe của bạn cũng không được hồi phục và phải sống như vậy đến cuối đời.
Mục đích chính của sự tiêu tiền là khiến cho cuộc sống của chúng ta thoải mái, chứ không phải đơn giản là phung phí và mua những thứ mình “muốn” thay vì “cần”. Nếu mua về nhưng không sử dụng, chỉ vứt ở một góc nào đó trong nhà thì rất lãng phí tiền bạc và diện tích nhà. Chúng ta nên học cách sống tối giản để hạn chế mua những đồ đạc không cần thiết, sống thật đơn giản và vừa đủ.
Nếu những món đồ bạn mua về chỉ khiến cho cuộc sống của bạn ngày càng rắc rối hơn thì ngay từ đầu không nên mua.
Nếu việc mua xe khiến cho cuộc sống của bạn sau này mất tự do, đi đâu cũng xem chứng chiếc xe, mỗi tháng phải chi bao nhiêu tiền cho việc bảo trì, đổ xăng, tân trang nội thất, vv thì bạn nên suy nghĩ lại. Nghĩ đến cũng mất kha khá chi phí và công sức. Tuy nhiên, việc mua hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và tình hình cuộc sống của mỗi người. Nếu bạn thấy những việc đó không sao cả thì bạn có thể mua xe, miễn là cuộc sống của bạn đi theo chiều hướng tốt lên chứ không phải đi xuống.
Hoặc một ví dụ thường thấy nhất là việc may mắn trúng giải độc đắc xổ số. Tâm lý của những người này là chỉ tiêu tiền thôi, họ không quan tâm đến việc tiết kiệm hay dùng số tiền của mình sao cho hợp lý. Kết quả là phần lớn đều rơi vào hoàn cảnh lâm ly bi đát vì chính hành động nông nổi của mình mang lại. Thay vì dùng số tiền đó sao cho hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân nhiều nhất thì họ lại phung phí và tiêu vào những thứ khiến cho họ rơi vào bế tắc.
Chính vì vậy, khi nói đến vấn đề chi tiêu tiền bạc, bạn cần phải khôn ngoan. Chỉ tiêu vào những thứ khiến cho cuộc sống của bạn ngày càng tiến bộ.
2/ Tiền là ông Trời gửi chỗ bạn, không phải cho bạn, mai sau bạn phải trả lại cho ông ấy.
Ai cũng đều biết rằng, khi chúng ta chết đi thì không thể mang theo thứ gì cả, bao gồm cả tài sản và tiền bạc. Phần lớn tài sản của người đã khuất sẽ được chuyển đi theo 3 cách: nhà nước, các tổ chức từ thiện và để lại cho con cháu sau này (thừa kế). Tuy nhiên, thông qua nhiều nghiên cứu chứng minh, để lại tiền cho con cháu đôi khi hại nhiều hơn lợi, thậm chí là phá hoại cả một thế hệ.
Tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, chúng giúp cho cuộc sống chúng ta thoải mái và tạo cảm giác an toàn cho chúng ta. Nhưng tiền không phải là tất cả. Thứ quý giá nhất trên đời là sức khỏe. Nếu không có sức khỏe thì dù cho bạn có bao nhiêu tiền cũng không mua được.
Rất nhiều người tiền chưa kiếm được, chưa chết đã trả lại hết cho Chúa. Trong xã hội hiện nay, có một câu nói đùa là: Nửa đời đầu đổi mạng lấy tiền, nửa đời sau dùng tiền đổi mạng. Có rất nhiều người cao tuổi ở Mỹ khi về già, cái họ chi nhiều nhất không phải là vào thực phẩm, mà là vào điều trị và thuốc men. Chi phí khám bệnh ở Mỹ luôn luôn cao hơn so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Lúc trẻ thì chúng ta có thể thỏa sức kiếm tiền, nhưng khi về già thì lại dùng số tiền đó để có thể chăm sóc sức khỏe, thậm chí là sử dụng số tiền đó để nâng cao tuổi thọ, sống thêm vài tuần, vài tháng hay vài năm sau đó.
Tại sao chúng ta không nhân lúc còn sinh hoạt thuận tiện để có thể yêu bản thân mình một chút, hãy yêu cơ thể của bạn. Đừng chỉ vì bạt mạng kiếm tiền mà bỏ lỡ đi vẻ đẹp của cuộc sống. Tiền tài có nhiều đi chăng nữa cũng không có ý nghĩa gì nếu như bạn không có sức khỏe để tận hưởng.
3/ Tiền chỉ là của bạn khi nó được tiêu
Bản chất của tiền là gì? Theo Ngô Quân, nó thực sự là một phép đo định lượng về quyền sở hữu và quyền sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau, và bản thân các nguồn tài nguyên đó được chia thành tài nguyên thiên nhiên và nhân lực.
Ví dụ nhé:
Nếu bạn may mắn nhặt được kim cương thì bạn sẽ có tiền vì bạn có một số tài nguyên, nếu bạn mua một mảnh đất để xây nhà, số tiền bạn bỏ ra để đổi lấy tài nguyên là đất. Điều này cũng đúng với việc sở hữu nguồn nhân lực.
Khi bạn bỏ tiền ra mua một chiếc ô tô, ngoài một lượng nhỏ tài nguyên là thép và cao su, bạn thực sự bỏ tiền ra để mua thời gian của công nhân trên dây chuyền sản xuất. Khi bạn nhờ bảo mẫu dọn phòng, bạn thực chất đang bỏ tiền để mua thời gian của họ. Hoặc nếu như chơi một trò chơi thì bạn cũng đang bỏ tiền ra để mua thời gian của kỹ sư tạo ra game đó.
Lượng tiền của mỗi người phản ánh tổng số nguồn lực xã hội (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và nhân lực) mà anh ta có thể huy động trong tương lai. Một người có 1 triệu nhân dân tệ và người kia có 10,000 nhân dân tệ thì tài nguyên thiên nhiên mà người trước có được hoặc có thể sử dụng thời gian làm việc của người khác gấp 100 lần người sau. Tất nhiên, việc đổi tiền lấy tài nguyên thiên nhiên gì và sử dụng người khác để làm việc gì là việc của bạn.
“Tiền chỉ là của bạn khi nó được tiêu” có nghĩa là khi bạn tiêu tiền hiệu quả, tương đương sử dụng các nguồn lực xã hội tốt thì bạn có thể thậm chí thu về càng nhiều tiền hơn. Nếu đồng tiền không được sử dụng, chúng sẽ mất đi ý nghĩa.
Theo quan niệm xưa, có một số người càng tiêu tiền thì càng giàu có, cũng có người càng dè xẻn thì lại càng nghèo, đây cũng đang nói về đạo lý này. Càng tiêu tiền vào những thứ có thể giúp cho sự phát triển của bản thân thì rất xứng đáng, kết quả là tư duy bạn được nâng cấp, rèn luyện khả năng kiếm tiền, suy nghĩ sâu sắc hơn, lúc này tiền mới phát huy tác dụng của nó. Chẳng hạn, mua những khóa học phát triển bản thân, đầu tư học một lớp yoga để thư giãn tinh thần, vv. Bạn nên xác định cái gì đáng để bạn tiêu và cái nào không đáng.
Đương nhiên, chúng ta cần tiết kiệm tiền đề phòng cho những tình huống khẩn cấp nhưng không đồng nghĩa với việc hy sinh cuộc sống hiện tại vì lý do đó. Có những việc chúng ta cần tiêu tiền thì mới có một tương lai tốt đẹp. Chỉ cần chúng ta biết tiêu tiền hiệu quả và giữ cho mình một xuất phát điểm tốt thì chúng ta sẽ ngày càng tiến bộ.
Lời kết
Hy vọng Nhận Thức sẽ giúp cho bạn trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao khả năng tư duy và khôn ngoan hơn với những lựa chọn của chính mình.
Review chi tiết bởi: Tuyết Sơn
Hình ảnh: Tuyết Sơn [...]
July 21, 2021@Về tác giả:
Lý Tư Viên là cây bút nữ trẻ tuổi rất được yêu thích trên mạng xã hội Trung Quốc với các bài viết về cách sống. Có có văn phong nhẹ nhàng, chân thành, cuốn hút người đọc.
@Về nội dung sách:
Sách được chia thành nhiều chương, mỗi chương là những trải nghiệm và cách nhìn về cuộc sống của tác giả.
| Chương 1: Hãy để mỗi ngày bình thường đều trở nên thú vị |
/ Thua ở tâm thế, bạn còn gì để đấu/
Bạn có bao giờ cảm thấy ganh tị vì người khác thành công hơn mình không?
Bạn có hay bị dao động bởi những lời nói của người khác về con đường mình đang đi không?
Thật ra, ai cũng sẽ có lúc như vậy. Thấy người khác gần chạm đến vạch đích, người thì bắt đầu cuống cả lên, ra sức chạy rồi lại chạy thật nhanh để so tài và tranh đua với họ, nhưng kết quả cuối cùng lại không được như ý.
Cái quan trọng là tâm lý của mỗi người. Tâm lý quyết định thành hay bại, bạn không có một tâm lý vững thì người khác nói gì bạn cũng để tâm, dẫn đến bị người khác dắt mũi, phải liên tục điều chỉnh nhịp điệu của mình theo bước chân của người khác, lúc ấy bạn chỉ muốn thắng người đó chứ không phải thắng trong chuyện đó.
Người thành công thật sự là người không để những cảm xúc nhất thời ảnh hưởng đến sự tự tin của mình. Mỗi người đều có những thời điểm riêng để thành công. Nếu bạn nhìn thấy sự thành công của người khác là thất bại của mình thì điều đó quả thực không công bằng.
Bạn cố gắng hết mình không phải chỉ vì chút hư danh hay hơn thua với người khác, mà là vì muốn nâng cao giá trị bản thân và trưởng thành mỗi ngày. Bạn đang đi theo đúng nhịp độ của mình, hà tất gì phải so sánh với con đường của người khác.
Con đường thích hợp với người khác chưa chắc đã hợp với bạn, có rất nhiều con đường dễ đi, nhưng con đường bạn thích chỉ có một đó là con đường của riêng bạn.
Nếu người khác có gia cảnh tốt hơn bạn, đãi ngộ hậu hĩnh hơn bạn thì đừng vội oán trách và nản lòng. Bạn phải học cách bình tâm lại, đặt mục tiêu rõ ràng và chuẩn bị kỹ càng để hoàn thành tốt công việc nhất có thể.
Chỉ cần bạn hoàn thành tốt công việc, đã cố gắng hết sức thì không còn gì để hối tiếc. Người khác có thanh công hơn bạn hay không cuối cùng cũng không quan trọng hơn nữa.
Trên đường đời, bạn có thể thua rất nhiều lần ở rất nhiều việc, vì sau này bạn luôn có cơ hội để thắng trở lại, nhưng thứ bạn không thể thua chính là tâm thế, tâm thế thua rồi, bạn còn lấy gì để đấu?
/ Cuộc sống sau khi tan sở quyết định cuộc đời của bạn/
Albert Einstein từng nói: “Điểm khác biệt giữa con người nằm ở khoảng thời gian rảnh của từng người. Thời gian rảnh sau công việc sinh ra người tài, đồng thời cũng sinh ra kẻ lười biếng, kẻ mê rượu, kẻ cờ bạc. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt giữa hiệu suất làm việc, mà còn tạo ra sự chênh lệch về mức độ thành công trong cuộc sống”.
Chúng ta đều biết rằng, công việc tám tiếng mỗi ngày, đi làm và lại tan ca, hằng ngày đều lặp đi lặp lại như một thói quen phải làm. Nhưng cuộc sống của chúng ta không chỉ xoay quanh công việc, mà còn những hoạt động sau khi tan sở mới quyết định chúng ta là ai.
Có người sau khi tan làm thì người thì mệt mỏi, kiệt sức và thế không muốn làm gì, tất cả những gì họ có thể làm là bật TV, lướt Facebook, và relax. Nhưng có những người sau khi tan làm thì lại hừng hực năng lượng để làm những gì họ thích. Nào là đi cắm hoa, dành thời gian để đọc sách, tập tành viết lách hoặc tham gia một khóa học nào đó để nâng cao kỹ năng.
Có người hỏi tôi rằng, ngoài công việc công sở khá áp lực và bận rộn nhưng làm cách nào tôi có ngần ấy thời gian và sức lực để viết và đăng bài mỗi ngày như thế? Thật ra, bí quyết của tôi chẳng có gì phức tạp, chỉ đơn giản là đó là sở thích tôi đam mê và sẵn sàng làm vì chúng. Khi viết lách, tôi thật sự chìm đắm vào nó, cảm thấy ngày càng có năng lượng.
Hãy thứ ngắm nhìn những người xung quanh bạn, dường như năng lượng hằng ngày của họ đều bị thời gian làm việc và tính chất công việc cố định cứng ngắc mất rồi.
Nếu bạn là một người nội trợ, năng lượng của bạn tiêu hao vào thời gian chơi với con, khi con thức bạn mệt mỏi, buồn ngủ đến mấy cũng cố duy trì năng lượng, sau khi con ngủ thì hầu như năng lượng của bạn đã cạn kiệt.
Nếu bạn là nhân viên văn phòng, năng lượng dồi dào của bạn chỉ giới hạn trong phạm vi tám tiếng, sau khi tan ca thì hầu như bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi quá chừng.
Đối với bất kỳ vai trò nào, dù bạn là một người chồng, một người vợ, một người mẹ hay người cha, dù là gì đi nữa chúng ta cũng có trách nhiệm đang gánh trên vai. Đôi khi, chúng ta hy sinh khoảng thời gian cho bản thân cho những việc mà chúng ta cho rằng “mình cần phải làm chúng”. Thật ra, trên đời này không phải thứ gì cũng cần phải được hoàn thành, có những thứ làm cũng được mà không cũng không sao. Thời gian là hữu hạn, làm sao mà chúng ta có thể làm tất cả công việc trên đời được chứ?
Ai cũng có áp lực và những bất an riêng. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta có sở thích, đam mê – thứ “thức ăn tinh thần” nuôi sống tâm hồn chúng ta.
Trước kia vì thời gian lao động khá dài nên người ta hay nói “mệt xác”, còn hiện giờ, chúng ta thường nghe thấy hai từ “mệt tâm”. Quả thực, điều này khiến người ta ngao ngán.
Thời gian rảnh sau giờ tan làm sẽ quyết định tương lai của bạn. Có nhiều người rõ ràng là có thời gian và năng lượng để làm những gì họ thích, nhưng do cứ liên tục thỏa hiệp với sự mệt mỏi nên cuộc sống cứ mãi dậm chân tại chỗ, ngoài miệng thì than thân trách phận sao cuộc sống hiện tại lúc nào cũng tẻ nhạt. Thay vì đọc sách uống trà, họ dùng thời gian đó để chơi game, lướt tin tức giải trí vô vị, bàn chuyện phiếm những chuyện vặt vãnh của người khác, xem những bộ phim chẳng có ích gì cho cuộc đời họ.
Tôi có một người chị đồng nghiệp, năm nay chị đã hơn ba mươi rồi, mỗi lần tan ca dù cho tám giờ hay chín giờ đêm đi nữa, chị vẫn kỷ luật bản thân, vẫn quyết tâm buộc dây giày vào, mặc lên người bộ quần áo thể thao quen thuộc và bắt đầu hành trình chạy bộ ở công viên gần sở làm. Dù thời tiết ban đêm có lạnh cỡ nào, chị cũng không bỏ lỡ một ngày chạy bộ nào.
Chúng ta đều biết rằng, khi làm việc đến khuya như thế thì cơ thể dường như rất kiệt sức, nhưng chị vẫn quyết tâm làm để rèn luyện sức khỏe. Tôi nhiều lần hỏi chị, chị không thấy mệt mỏi hay sao? Chị nói: Chị không quan tâm có mệt mỏi hay không, quan trọng là sau khi chạy bộ xong, chị thấy tinh thần rất thoải mái và tràn đầy sức sống. Mọi mệt mỏi hầu như tan biến.
Bạn nghĩ thế nào? Đáng lẽ ra, như một người bình thường, sau khi tan làm đều vội vã chạy về nhà lo cơm nước cho gia đình, nhưng chị lại dành một chút thời gian cho bản thân để nâng cao sức khỏe và làm những gì mình thích. Thật là đáng trân trọng.
Cho dù chúng ta còn trẻ hay không thì chỉ cần có tinh thần dám thử thách bản thân, sẵn sàng học những điều mới, tâm ta tự nhiên sẽ được những năng lượng tích cực này dẫn dắt, tinh thần ắt sẽ phấn chấn trở lại.
Hãy tưởng tượng, một người dành khoảng thời gian rảnh rỗi để lướt Facebook, xem Netflix và một người dùng thời gian đó để đọc sách, nghiên cứu, học hỏi thêm cái mới thì ai sẽ một tương lai tốt hơn?
Chính vì vậy, bạn sẽ hỏi vì sao ngoài tám tiếng, người khác lại có nhiều năng lượng dùng không hết đến thế? Vì người bình thường chỉ nghĩ giết thời gian như thế nào, nên tiêu hao năng lượng. Còn người thông minh thì sẽ nghĩ cách làm thế nào để tận dụng quãng thời gian ít ỏi này để làm những gì họ thích, tích góp nhiều năng lượng hơn.
Khi bạn cảm thấy mình thiếu năng lượng, người cứ đần đần hết một ngày, có lẽ thật sự bạn nên bỏ điện thoại xuống, tắt máy vi tính và bắt đầu đi chạy bộ hoặc tản bộ đi. Thiếu năng lượng, nhiều lúc chỉ là do bạn nằm quá lâu, sống thoải mái quá lâu, không muốn nhúc nhích. Chỉ cần bạn vận động cơ thể một chút, làm những việc có ích cho cơ thể và tâm hồn thì bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn.
| Chương 2: Lựa chọn một nghi thức độc đáo cho từng khoảnh khắc quan trọng mà bản thân coi trọng |
/ Khi bạn cố gắng không nổi nữa, hãy ráng chịu đựng thêm một chút nữa thôi/
Trong cuộc sống, phần lớn chúng ta đều sẽ trải qua những khó khăn, gập ghềnh, những điều bất như ý tưởng chừng như không thể vượt qua được. Nhưng trong đó có những con người vẫn nghị lực, vẫn tự vực dậy bản thân khỏi vũng lầy thất bại, sau đó kiên cường bước tiếp về phía trước. Dù có chịu bao nhiêu khó khăn họ cũng sẵn lòng kiên nhẫn, chịu đựng thêm một chút nữa thì mọi chuyện rồi sẽ qua.
Khi công việc quá áp lực, khi cuộc sống hôn nhân trắc trở, khi tình yêu của bạn dành cho đối phương có một khoảng cách vật lý nhất định thì trước hết mong bạn hãy hóa giải những khó khăn đang làm chùn bước chân của bạn , chịu đựng thêm, cố gắng thêm một chút, vì không có khó khăn nào mà không thể vượt qua.
Tôi thường đọc rất nhiều câu chuyện về những mối tình yêu xa, hay vì người kia mà đối phương đã từ bỏ tất cả để cùng nhau về quê, sống một cuộc sống an nhàn. Trong quá trình đi tìm đích thực của đời mình, không biết bao trắc trở, khó khăn sẽ phải đương đầu, sự phản đối từ gia đình, bạn bè, những khinh miệt từ người khác. Việc từ bỏ một công việc ở thành thị, sau đó về nông thôn làm việc cũng gây không ít khó khăn. Đã có những lúc cả hai cảm thấy tuyệt vọng, cảm giác muốn bỏ cuộc đang đến gần nhưng vì đôi bên kiên cường, cùng nhau chịu đựng thêm chút nữa mà tương lai ngày càng rộng mở.
Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy cho phép bản thân được nghỉ ngơi. Lấy lại tinh thần, tiếp tục cố gắng mới có thể dẫn đến thành công. Khi muốn từ bỏ một điều gì đó, hãy nghĩ đến lý do vì sao mình chọn con đường này ngay từ đầu. Quan trong hơn hết, nếu không thử chịu đựng thì bạn cũng không thể biết mình có làm được không.
Niềm sung sướng nhất của đời người là sau khi chịu đựng vượt qua những ngày tháng khổ sở, bạn có được niềm vui bất ngờ vô hạn mà nó mang lại.
Đương nhiên việc chịu đựng gian nan và đau khổ sẽ rất khó khăn. Bạn có thể lựa chọn từ bỏ, hay có thể lựa chọn tiếp tục.
Nếu công việc khó khăn và áp lực, bạn có thể chọn chuyển sang công việc khác.
Nếu mơ ước sống cùng người bạn yêu quá chông chênh và gian truân, phải trải qua bao nhiêu gió mưa và bão táp, bạn có thể lựa chọn bỏ cuộc.
Nếu viết lách mang đến cho bạn sự “tra tấn” về tinh thần, lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi và kiệt sức, bạn có thể lựa chọn từ bỏ.
Mỗi sự lựa chọn đều có cái được và cái mất. Chúng song hành cùng nhau, nhưng điều đáng nói là trong thâm tâm bạn, thực lòng bạn muốn điều gì nhất. Khi bạn biết mọi nỗ lực của mình, sự cố gắng của bản thân vì điều gì thì tất cả sự chịu đựng và kiên trì đều xứng đáng.
Một ví dụ điển hình cho sự kiên trì chịu đựng chính là tấm gương bố mẹ của chúng ta. Bố mẹ lúc nào cũng yêu thương con cái của mình, sẵn sàng vì con mà có thể làm tất cả. Cho dù có bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu gian nan, dù phải làm việc tăng ca đến khuya, hay phải chắt chiu từng đồng để nuôi con thì trong mắt họ vẫn ánh lên sự tự hào và yêu thương cho con của mình.
Vì con, họ có thể chấp nhận hy sinh sự thoải mái của mình để cho con một cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Bạn có biết tại sao họ lại nỗ lực, cứ cho đi như thế không? Đơn giản là họ tin rằng, mọi công sức và nỗ lực của mình đều xứng đáng. Tất cả là vì tình yêu to lớn của họ dành cho những đứa con bé bỏng của mình. Vì tình yêu thương, họ sẵn sàng chịu đựng, cứ kiên trì rồi mọi chuyện sẽ tốt hơn. Nếu không có động lực tiềm ẩn bên trong vì con cái, thì chắc là họ không thể kiên cường đấu tranh như vậy.
Con người cần trải nghiệm những vui buồn, được mất, khó khăn gian khổ hay hạnh phúc viên mãn, đó mới gọi là cuộc đời trọn vẹn.
/Nhân lúc còn trẻ, hãy trải nghiệm mọi thứ mà bạn muốn/
Hầu hết mọi người đều không muốn trải nghiệm cuộc đời mà họ muốn sống, không muốn mạo hiểm và thử thách chính mình chẳng qua là vì tâm lý mâu thuẫn băn khoăn, lo trước lo sau.
Tất cả chúng ta, trong đó có tôi, sẽ có những nỗi sợ thầm kín mà không thể kế cho bất cứ ai. Sợ phải bắt đầu một công việc mới, sợ yêu một người rồi sẽ bị tổn thương, sợ mở lòng rồi sẽ nhận lại sự thờ ơ và lạnh nhạt, sợ cho đi tất cả rồi lại sự phản bội, sợ kết hôn, sợ hôn nhân, vv. Có rất nhiều nỗi sợ cản bước chúng ta tiếp tục tiến bước về phía trước.
Tôi nhận ra một điều rằng, đời người chính là một quá trình trải nghiệm. Bạn không thể chỉ vì sợ mất đi, sợ khó khăn mà trốn tránh, thậm chí từ chối. Bạn từ chối những “lo lắng và sợ hãi” cùng đồng nghĩa với việc bạn từ bỏ đi cơ hội được hoàn thiện bản thân.
Có người sợ kết hôn, hay sợ sinh con. Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về những người bạn của mình tuyên thệ rằng, khi kết hôn xong, họ sẽ không sinh con.
Khi tìm hiểu kỹ, thì vấn đề không phải là nguyên nhân sức khỏe, cũng không phải áp lực kinh tế lớn, mà là họ sợ.
Họ nói rằng, bạn bè xung quanh khi sinh con đều dành hết thảy sức lực cho con, con đau ốm vặt, vấp ngã xây xát thôi mẹ cũng tiều tụy hẳn đi. Khi con còn nhỏ, bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của con, khi con đến tuổi đi học, bạn lại lo lắng về thành tích học tập của chúng, sau khi con khôn lớn, bạn còn lo lắng chuyện công việc và cưới gả. Đợi đến khi con thành gia lập nghiệp, con lại dần rời xa bạn.
Họ sợ cảm giác rằng, con sẽ rời xa vòng tay của mình. Họ sợ cảm giác mất mát đó, nên thà rằng lựa chọn không trải nghiệm.
Hoặc cũng có người sợ kết hôn. Đời sống hôn nhân sống với mẹ chồng đau khổ như thế nào, về nhà chung sống sẽ có biết bao nhiêu việc phát sinh với nhau, những chuyện vặt vãnh, vụn vặt có thể sẽ làm rạn nứt tình cảm của đôi bên, rồi những vấn đề về tài chính, chia sẻ vai trò và trách nhiệm trong gia đình, vv. Họ sợ rất nhiều thứ, tôi cũng vậy.
Tôi sợ cuộc sống hôn nhân sẽ không giống như mình tưởng tượng, sợ những gây gổ không đáng có, sợ đối phương sẽ thay lòng, hay không còn giữ ngọn lửa tình yêu nhiệt huyết như ban đầu, sợ mối quan hệ này sẽ đổ vỡ một ngày nào đó, vv. Vì vậy, tôi chần chừ và lo lắng khi đang tiến gần đến giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời mình.
Nhưng bạn biết không? Tôi nhận ra rằng, nếu bạn từ chối những trải nghiệm này thì cả đời này, bạn sẽ hối hận. Khi về già, bạn sẽ ân hận vì những quyết định của mình khi còn trẻ. Đúng vậy, những sự chưa chắc chắn, những bất ngờ sẽ kèm theo khi bạn đưa ra quyết định, nhưng điều quan trọng là bạn mong muốn có được điều gì từ quyết định này.
Đối với sự kiện sinh con, nếu bạn từ chối những trách nhiệm đi kèm khi sinh và nuôi dạy con, thì cũng đồng nghĩa với việc bạn từ chối làm người vĩ đại nhất thế gian này – người mẹ.
Đối với sự kiện kết hôn, ai mà chẳng có lúc sợ chuyện tình của mình với bạn đời đổ vỡ, sẽ có những bất đồng, mâu thuẫn nhưng nếu bạn lựa chọn không trải nghiệm, thì từ đây đến cuối đời, bạn sẽ không thể nếm trải hương vị của hôn nhân như thế nào.
Mỗi người đều phải lựa chọn con đường riêng của mình, nhưng từ bỏ hay tiếp tục lại là do suy nghĩ của chúng ta quyết định. Được và mất luôn song hành cùng nhau, chỉ khi đi qua sóng gió, kinh qua bao nhiêu thế sự, bạn vẫn có thể chấp nhận và buông bỏ.
Ai mà chẳng có lúc sợ hãi, lo sợ những điều chưa chắc chắn ở tương lai, nhưng tôi vẫn thấy được rằng, họ vẫn dũng cảm với quyết định của mình. Chắc hẳn một điều, họ đã sẵn sàng tham gia và gánh vác những trách nhiệm kèm theo quyết định của chính họ.
Nhân lúc còn trẻ, hãy làm việc bạn muốn. Yêu một mối tình say đắm; nhân lúc còn can đảm, hãy nắm tay người bạn yêu, tập môn thể thao bạn đam mê, hãy thực hiện ước mơ mà bạn hằng mong muốn, đi con đường bạn muốn đi.
Người trẻ không phải chỉ ít tuổi, mà chỉ người lạc quan, dám thử thách. Bạn có thể mãi mãi trẻ trung, mãi mãi làm một người trẻ tuổi, chỉ cần bạn còn ấp ủ nhiệt huyết mãnh liệt và khát vọng với cuộc sống này.
Hãy trải nghiệm những thứ bạn muốn. Sống là không chờ đợi!
| Chương 3: Mong đợi với cuộc sống giúp chúng ta sống theo kiểu mình muốn |
/Tầm nhìn của bạn quyết định thế giới của bạn/
Có một câu chuyện thế này. Có một lần tác giả đi dạo ngoại ô chơi với cô cháu gái ba tuổi. Khi đi qua con sông nhỏ, cháu hai tay đỡ cằm, trông như một đóa hoa nở rộ, hưng phấn reo hò: “Ôi, biển kìa!”.
Tác giả thắc mắc, vì sao cháu lại xem một dòng sông nhỏ như thế là biển cả. Hỏi ra mới biết, trong một lần đi chơi với mẹ, khi bé đi qua ngang một dòng sông, bé hỏi mẹ đó có phải là biển không? Mẹ bé liền buột miệng nói: “Phải”. Kết quả là mỗi lần gặp con sông nhỏ như thế, bé đều nói là biển cả.
Điều này để lại nhiều suy ngẫm trong lòng cô. Thứ mà nhiều nhất bé cháu gái gặp hằng ngày nhất là những dòng sông nhỏ này, thế là trong tiềm thức con bé liền nhận định sông nhỏ chính là biển.
Thế giới của trẻ con có thể còn xa lạ và mới mẻ, nhưng nhìn lại thế giới của người trưởng thành chúng ta, há chẳng phải cũng xem “sông nhỏ” trước mặt thành “biển cả” hay sao?
Con đường chúng ta đi, người chúng ta gặp, chuyện đời chúng ta từng trải, thật ra đã tạo thành thế giới của chúng ta. Mà thế giới của chúng ta không phải là vũ trụ, chúng chỉ là TẦM NHÌN của chúng ta mà thôi.
Chưa phóng xa tầm nhìn ra ngoài, bạn sẽ mãi lạc lối trong “vùng an toàn” hay thế giới nhỏ của chính mình. Đôi khi, những gì bạn nhìn thấy thật rộng lớn biết bao, nhưng thật ra đó chỉ là một hạt cát trong lòng đại dương.
Như Trang Tử – nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc từng nói: “Lớn” và “nhỏ” chỉ là tương đối, có những điều là “lớn” với chúng ta, nhưng khi so sánh với môi trường bên ngoài, thì lại trở nên rất nhỏ bé. Cũng như vậy, thời gian “dài” hay “ngắn” cũng chỉ mang tính tương đối. Tuổi thọ của con ve sầu rất ngắn nhưng tuổi thọ của rùa lại rất dài, nó có thể lấy 500 năm làm một mùa xuân, 500 năm làm một mùa thu, nhưng khi so với cây cổ thụ thị lại rất ngắn, bời vì cổ thụ có thể lấy 8000 năm làm một mùa xuân, 8000 năm làm một ngày thu. Đây chính là trường thọ.
Khi chúng ta chỉ nhìn thấy phía trước và xung quanh, làm một việc tốt, nhận được một vài lời khen ngợi sẽ không tránh khỏi cảm giác tự mãn, thích thể hiện. Nhưng nếu chúng ta đặt chúng trong một bối cảnh thời đại lớn, những điều nhỏ nhặt chúng ta đã làm thật sự không đáng là gì.
Nói vậy không có nghĩa là mọi việc chúng ta làm đều là vô nghĩa, nói như thế để chúng ta có thể có một nhận thức đúng khi nhìn nhận mọi sự việc xảy đến với chúng ta, cũng như những việc chúng ta làm. Khi gặp phải một vấn đề gì đó, đừng tuyệt vọng khi chưa thể giải quyết được, nếu bạn nhìn rộng ra, thì vấn đề của bạn rất nhỏ. Chỉ cần tiếp tục kiên trì và học hỏi thì mọi vấn đề đều có thể được giải quyết.
Hãy tưởng tượng cách suy nghĩ sau đây:
Nếu một người ở trong đường hầm, những gì người đó nhìn thấy chỉ là không gian vô cùng chật hẹp phía trước và phía sau. Nếu một người lâu ngày sống lâu ngày trong đường hầm như thế, sẽ giống như ếch ngồi đáy giếng, luôn cho rằng mảnh trời mà mình đang ngẩng đầu nhìn thấy là toàn bộ cả thế giới.
Thật ra, mỗi người đều sống trong cái giếng của riêng mình, có điều cái giếng này rộng hẹp khác nhau mà thôi. Có người phấn đấu vì tầm nhìn rộng mở hơn, trong khi có người lựa chọn an phận ở hiện tại, chấp nhận số phận, khư khư giữ cái giếng đến cuối đời.
Những gì bạn tiếp xúc hằng ngày, công việc, khoảng cách đi làm và tan làm , những người bạn hay đồng nghiệp bạn giao tiếp là thế giới của bạn. Nhưng một người luôn có tư duy cầu tiến, luôn muốn hoàn thiện bản thân thì họ sẽ cố gắng hơn nữa để học hỏi từ người khác, tiếp xúc với những ai giỏi hơn mình, trải nghiệm nhiều hơn để tăng vốn sống. Vì nhận thức được rằng, thế giới của mình còn nhỏ bé lắm nên họ luôn khao khát đi tìm những cái mới mẻ và gia tăng trải nghiệm bản thân.
Thế giới kia rộng lớn bao nhiêu thì bạn vẫn muốn đi thử và mạo hiểm. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải đi du lịch vòng quanh thế giới mới trải nghiệm thế nào là trời cao biển rộng. Nhưng cũng không phải đợi sau khi có tiền, có sức khỏe mới có thể có cả thế giới.
Có những người cả đời từng đi rất nhiều nơi, cũng có thể gọi là đi du lịch, chứ không phải nhìn thấy thế giới. Trong khi, có những người cả đời đều ở một nơi, nhưng đã nhìn thấy thế giới.
Môi trường bạn đang sống, thói quen bạn đang có đều là nhân tố nằm trong thế giới của bạn. Bạn hãy nhận định một điều rằng, thế giới ngoài kia còn rất nhiều điều cần bạn khám phá, những cơ hội cần bạn nắm bắt, những trải nghiệm cần bạn kinh qua.
Công việc hiện tại quá khó khăn, áp lực bạn muốn thoát ra khỏi chúng nhưng lại nghĩ rằng, không biết ngoài kia còn có những công việc khác tốt hơn công việc này không?
Cuộc sống hôn nhân của bạn đang bị mắc kẹt, canh không mặn, cơm không ngọt, bạn muốn dừng lại nhưng lại thom thóp lo sợ, ngoài kia còn có người đàn ông nào tốt với mình nữa hay không?
Hãy cứ mạnh dạn bước ra ngoài. Chỉ có dám thử thì bạn mới biết có kỳ tích xảy ra hay không. Nếu chỉ đứng im một chỗ, bạn sẽ hối hận cả đời.
Bạn không bước ra ngoài ngắm nhìn thế giới, không mở rộng tầm nhìn, không gặp những người tuyệt hơn, đọc những cuốn sách hay hơn, làm những việc tốt hơn thì bạn sẽ thật sự cho rằng, cuộc sống hiện tại không hề có sức sống và ước mơ này vẫn tạm được và là cả thế giới của bạn.
Đừng mải mê sống trong chiếc giếng của mình quá lâu, hãy thắp lại hy vọng với cuộc sống, dũng cảm mỗi ngày để làm một việc gì đó mới mẻ, đánh bạo “leo” ra ngoài nhé. Chỉ khi bạn mở rộng tầm nhìn, cuộc sống của bạn sẽ thư thái hơn rất nhiều!
/ Bạn nhất định phải cố gắng, nhưng đừng bao giờ nôn nóng/
Thành công không đến với bạn trong một đêm. Tất cả đều là một quá trình, có mồ hôi, nước mắt thậm chí là máu.
Có người theo đuổi một việc gì đó, hăng say làm việc nhưng bằng đi một vài năm, trên gương mặt họ đã không còn sự hăm hở và nhiệt huyết cho đam mê năm nào nữa.
Đa phần họ đều nói rằng, làm việc vất vả mà không có được kết quả mà họ mong muốn, hoặc là thấy người khác thành công vang dội nhưng khi nhìn lại mình thì thật là thảm hại, từ đó quyết định từ bỏ con đường mà ban đầu mình đã lựa chọn.
Trên thực tế, việc theo đuổi một điều gì đó mà bạn yêu thích là không sai. Nhưng vì sao đa số trong chúng ta lại bỏ cuộc nhanh đến thế? Tất cả cũng chỉ vì một lý do đơn giản: Quá nôn nóng cho việc thành công.
Hầu hết mọi người, vừa mới tập gym được vài tháng lại mong muốn có thể rũ sạch thịt thừa khắp người; vừa mới tập tành viết lách mà đã mong nổi tiếng; vừa mới làm việc chỉ trong vòng tám tháng mà đòi sếp phải thăng chức & tăng lương; vv. Khi những điều đó thật bại, người ta sẽ nghi ngờ liệu mọi cố gắng của mình có ý nghĩa gì không, lập tức đâm ra nghi ngờ bản thân và rồi họ trở nên rụt rè và tự ti.
Những người thành công nhất trên thế giới, trước khi chạm đỉnh thành công, họ đã phải trải qua vô số lần thử thách, những lần từ chối, những đêm mất ngủ, những lúc suy sụp về tinh thần và thể chất, vv.
Như Elizabeth Gilbert – tác giả nổi tiếng với những quyển best-seller: The Big Magic; Eat, Love & Pray. Trước khi xuất bản một quyển sách thành công, bà đã bị nhà xuất bản từ chối những bản thảo của mình vài chục lần. Mỗi đêm về đều mang trong mình tâm trạng tuyệt vọng, những giọt nước mắt không biết đã rơi bao nhiêu lần để có thể bù đắp cho nỗi đau đó.
Hay J.K.Rowling – tác giả sách nổi tiếng nhất thế giới với bộ truyện Harry Potter.
Vào năm 1990, mẹ của J.K. Rowling mất và đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với một cô gái 25 tuổi. Bà đã bỏ việc tại Manchester (Anh) để tới dạy tiếng Anh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thời gian ngắn sau đó, bà quen và gặp gỡ nhà báo Jane Austen. Hai người quyết định tiến tới hôn nhân và có một cô con gái đầu lòng. Tuy vậy, cuộc hôn nhân này, theo lời Rowing nói là “ngắn ngủi và thê thảm”. Sau khi ly hôn, bà quay lại sống ở Scotland cùng con gái.
Không thể tìm được việc làm, bà tham gia một khóa học đào tạo giáo viên và sống bằng tiền trợ cấp xã hội. Thời gian đó, bà đã phải sống trong hoàn cảnh vô cùng nghèo khó, không có tiền, không có việc làm, và là một bà mẹ đơn thân. Trong nhiều tháng, bà không thể trả tiền thuê nhà. Bà trở nên trầm cảm và đã có lúc nghĩ đến việc tự sát.
Tuy nhiên, thật may mắn là còn có 2 thứ giúp Rowling cố gắng tiếp tục sống đó là cô con gái bé bỏng và một ý tưởng. Ngay trước khi mẹ mất, khi đi tàu từ Manchester đến London, bà đã nảy ra ý tưởng về câu chuyện của một cậu bé đến từ trường phù thủy.
Chính vì vậy Rowling bắt tay vào viết. Mặc dù chưa từng học đại học (bà đã từng ứng tuyển nhưng bị đại học Oxford từ chối), cũng chưa từng có một cuốn truyện được xuất bản trước đó và mặc dù bà cũng thật sự cần một công việc để trả các hóa đơn hàng tháng nhưng bà vẫn viết. Thời gian viết của bà chủ yếu tại các quán cà phê vì muốn để con gái yên tĩnh ngủ.
Vào năm 1995, 5 năm sau khi bắt đầu, Rowling kết thúc cuốn tiểu thuyết Harry Potter đầu tiên. Đại lý mà Rowling tìm ra đã gửi bản thảo tới 12 nhà xuất bản và đều bị từ chối. Trong lần cố gắng thứ 13, Rowling đã gặp may khi biên tập viên Barry Cunningham đến từ Bloomsbury đã đồng ý xuất bản cuốn tiểu thuyết này. Người này dự đoán rằng cuốn truyện sẽ mang lại cho Rowling vài nghìn USD.
Ai cũng đã biết cuốn truyện kết thúc như thế nào. Bảy cuốn sách trong chuỗi Harry Potter đã được bán hơn 400 triệu bản, khiến nó trở thành series truyện được bán chạy nhất mọi thời đại. Các bộ phim dựa trên cuốn sách cũng trở thành series phim ăn khách. J.K Rowling trở thành một trong số những người phụ nữ giàu có nhất tại Anh và thành lập tổ chức chống nghèo đói và ủng hộ trẻ em.
Bạn thấy đấy, thành công không đến trong một tích tắc nào đó, mà nó cần sự kiên trì, nỗ lực, thời gian và can đảm để có thể đạt được những gì bạn muốn. Bạn nhất định phải cố gắng, nhưng đừng quá nôn nóng và vội vàng khi muốn thành công ngay. Tất cả đều có thời điểm của nó.
Bạn có thể thất bại nhất thời, nhưng tuyệt đối không được quơ đũa cả nắm và cho rằng mình sẽ thất bại mãi mãi. Bạn chỉ đang đi trên con đường của riêng mình. Mỗi lần vấp ngã, đừng từ bỏ hy vọng. Hãy vững lòng tin và tiếp tục kiên trì thêm một chút nữa.
| Chương 4 : Dang tay ôm lấy thế giới, tìm thấy cảm giác thuộc về và cảm giác an toàn cho mình |
/Đừng tùy tiện “suy diễn” cuộc sống của người khác/
Có rất nhiều chuyện trên đời không nằm trong phạm trù suy nghĩ của bạn, hay vận hành theo cách mà bạn nghĩ. Suy nghĩ của bạn có lúc đúng, có lúc sai, nhưng tất cả đều chỉ là suy nghĩ của bạn, vì suy cho cùng bạn đâu có sống cuộc đời của người khác.
Nhà văn người Brazil, tác giả nổi tiếng của tác phẩm “Nhà Giả Kim”, Paulo Coelho đã từng nói rằng: Con người ta thường có định hướng rõ ràng về cách người khác nên sống như thế nào, nhưng lại mù mờ về chính con đường mà mình đang đi.
Thật vậy, rất dễ dàng khi đánh giá và chỉ trích người khác về cuộc sống của họ, nhưng lại không chịu nhìn lại bản thân và dò xét. Hằng ngày, họ lên án hay phê phán xem người khác nên ăn mặc ra sao, đối nhân xử thế thế nào, mà quên đi một điều: Mình đâu có sống cho cuộc đời họ. Hà cớ gì mình phải bận tâm hay lo lắng về cách họ sống như thế nào chứ?
Trong hôn nhân, cha mẹ thường không khó tránh khỏi lo lắng thái quá về con cái. “Con nên kết hôn với anh chàng này, trông có tương lai đó!”, “Nếu con không kết hôn với người đó, sau này có hối tiếc cũng không kịp.”
Trong con đường sự nghiệp của con cái, cha mẹ thường đặt con vào một khuôn khổ nhất định.” “Con nhất định phải học ngành này, ngành này có tương lai”, “Nếu con không làm theo lời của cha/mẹ, thì sau này đừng về nhà nữa, vv.
Thông qua những ví dụ trên, có biết bao nhiêu người đi theo quyết định của người đi trước và rồi lạc mất đi đam mê và định hướng của bản thân. Nhưng cũng có biết bao người đi theo con đường của chính mình và ngày càng thành công.
Bạn bạn lo lắng thì có ích gì? Cuộc sống họ lựa chọn, cho dù có những điều họ làm chưa đúng, hay hành xử ra sao thì chỉ có bản thân họ chịu đựng hậu quả. Đều là người trưởng thành rồi, phải có dũng khí để gánh chịu mọi kết quả tốt và xấu do lựa chọn ấy mang lại.
Chẳng ai có thể đảm bảo bất cứ sự lựa chọn nào đều mang lại sự hạnh phúc cho bạn cả, nhưng chỉ cần bạn vui vẻ vì sự lựa chọn ấy mang lại, cho dù có nghèo khổ hay khổ đau thì vẫn rất ý nghĩa.
Bạn không phải là họ, bạn chưa từng đi qua bao chông gai cuộc đời, chịu đựng những gì họ trải qua, làm sao bạn có thể có tư cách để yêu cầu người khác phải thay đổi theo ý bạn. Đó thật là viển vông!
Chính vì vậy, cuộc đời mỗi người chỉ có một lần, sống tốt và quản tốt cuộc đời mình là quá đủ rồi, nghĩ xem làm sao sống cho có hương có vị, quan trọng hơn so với bận tâm cuộc sống của người khác.
Dù muốn dù không, những yêu cầu hay đề nghị của bạn cho người khác cũng chỉ là lời khuyên, người quyết định cuối cùng vẫn là chính họ. Đường đi có bao nhiêu khúc gập ghềnh, khúc khuỷu thì cũng cũng chỉ có họ mới trải nghiệm và cảm nhận được. Đừng bắt người khác phải đi theo con đường mà bạn vạch sẵn, ngược lại điều này còn phản tác dụng.
| Chương 5: Có sự trang trọng, tình yêu mới càng thêm ngọt ngào và dài lâu |
/Chân tình không chịu nổi sự giày vò vặt vãnh/
Khi yêu thì biết bao nhiêu điều ngọt ngào, trong quá trình yêu thì lại gặp muôn vàn thách thức và mâu thuẫn không đáng có mà phần lớn nguyên nhân đều là vì chúng ta chưa suy nghĩ thấu đáo và đặt mình vào vị trí của đối phương để thông cảm và thấu hiểu.
Một số câu chuyện mà chúng ta nghe hằng ngày về các cặp đôi chia tay đều khiến chúng ta lắc đầu ngao ngán. Chỉ cần có một chuyện gì đó khiến cô gái không vừa lòng thì một mực khiến bạn trai làm cho bằng được. Trễ một buổi hẹn, bạn trai không mua cho cô món đồ cô yêu thích thì ngay lập tức nổi giận đòi chia tay. Trong lòng thì suy nghĩ, thật ra anh ta cũng chẳng hề yêu mình.
Khi yêu nhau, hai người cần thông cảm và bao dung cho nhau. Chúng ta không thể yêu cầu đối phương phải đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của ta. Chính bản thân ta còn không thể, huống hồ chi là người ta yêu.
Trái tim con người đều làm bằng máu thịt, cho dù người tốt với bạn, nhường nhịn và nuông chiều bạn đến mấy cũng có mức độ. Chân tình không chịu nổi sự giày vò vớ vẩn, trí mạng nhất là tùy tiện đòi chia tay. Bạn cho rằng chỉ đùa cho vui, nhưng số lần nhiều rồi thì sẽ chia tay thật.
Anh ta không trả lời tin nhắn của bạn, không phải là anh không quan tâm bạn, mà có thể anh ấy đang bận việc, bạn không cho anh ta cơ hội giải thích thì làm sao biết anh ta có cố tình hay không. Hoặc khi anh không làm theo yêu cầu trong lòng bạn thì bạn hoàn toàn có thể nói thẳng với anh là bạn muốn gì, không nhất thiết phải hậm hực.
Trong tình cảm, khó tránh khỏi chúng ta kỳ vọng thái quá về người mình yêu, từ đó vô hình chung làm rạn nứt đi mối quan hệ tốt đẹp cả hai đang có. Ai cũng có cái “tôi” nhưng điều quan trọng là cả hai có biết cách để tiết chế và nhường nhịn nhau hay không. Không ai phải phục tùng ai và ngược lại. Tất cả đều dựa trên quan hệ bình đẳng và trách nhiệm.
Nếu một người chỉ muốn nhận mà không muốn cho đi bất cứ điều gì thì ngay từ đầu, tình cảm này sẽ không đi đến đâu. Ai rồi cũng sẽ có lúc mệt mỏi, điều ta cần cuối cùng chỉ là sự thấu hiểu và đồng cảm từ người ta yêu. Sẽ có những lúc ta vô tình làm đối phương buồn, nhưng họ không để tâm, ngược lại còn tìm hiểu xem bạn đang gặp phải chuyện gì, tìm cách an ủi và động viên bạn thì người này tuyệt đối bạn nên giữ trong đời.
Những việc nhỏ hằng ngày, tuy có vẻ vụn vặt nhưng lại là điều khiến cho bao nhiêu trái tim tan vỡ trong mối quan hệ tình cảm. Tìm được một người hiểu mình đã khó, nắm giữ và trân trọng họ lại càng khó hơn. Nhiều người không hiểu điều này, họ cho rằng sau khi mất người này, người sau sẽ tốt hơn, nhưng đến cuối cùng, bạn mới phát hiện ra người thật lòng yêu và thương bạn lại là chính là người ban đầu. Năm tháng và tuổi trẻ vụt qua nhanh, sau này khi nhìn lại bạn sẽ cảm thấy vô cùng hối hận.
Chính vì vậy, khi yêu hãy tốt với bản thân một chút vì cuộc đời quá ngắn. Tốt với người bên cạnh một chút vì chưa chắc kiếp sau sẽ còn gặp lại. Cùng nhau hóa giải những hiềm khích trong lòng, những chuyện vặt vãnh hằng ngày không đáng có. Hãy biết trân quý và bảo vệ lẫn nhau. Có như vậy, tình cảm mới bền lâu theo năm tháng.
Giống như nhà văn Vãn Tình từng nói:
Trên đời này, thật sự không dễ gặp được người mình thích mà vừa hay cũng thích mình. Nếu đã gặp rồi thì phải nâng niu tình cảm đó hệt như nâng niu đôi mắt của bản thân, bởi vì chưa chắc kiếp sau đã còn gặp lại. Đi cứu vãn, đi tìm chưa chắc đã giành lại được người ta, nhưng nếu không cố gắng làm gì đó thì nhất định sẽ đánh mất.
/Yêu là nói những lời không quan trọng/
Bạn sẽ nghĩ gì khi đọc được câu này? Yêu là phải nói những lời ngọt ngào tình tứ chứ, sao lại là những lời không quan trọng. Có gì đó sai sai ở đây thì phải? Nhưng không. Hãy suy nghĩ về tình yêu như thế này.
Những lời không quan trọng không có nghĩa là những lời nói thờ ơ hay không quan tâm đến đối phương, mà đơn giản là tán gẫu những chuyện tủn mủn, vụn vặt và không quan trọng trong những ngày tháng bình thường.
Tôi thường nghe rất nhiều câu chuyện xung quanh về thái độ của người chồng với vợ của mình khi cô ấy gọi điện hỏi thăm trong lúc anh ta đang làm việc. Khi anh ta đi công tác, cô vợ gọi điện hỏi thăm xem anh ăn cơm chưa, thời tiết thế nào, vân vân. Anh lúc nào cũng trả lời với vẻ mặt mất kiên nhẫn: “Bây giờ anh bận sấp mặt, cho dù chưa ăn cơm liệu em có lập tức mang tới cho anh không?” hay là “Sao em cứ nói chuyện dông dài thế, cứ nói thẳng vào vấn đề đi. Anh đang rất bận”.
Ôi, nghe qua thôi cũng cảm thấy đau lòng cho cô vợ biết yêu thương chồng như thế. Đúng vậy, chuyện quan trọng trên đời thật sự quá nhiều, nhiều đến mức thời gian để nói một câu thừa thãi với người quan trọng cũng không có.
Ai cũng nghiêm túc như thế trong chuyện tình cảm thì lấy đâu ra những cảm xúc thăng hoa hay thật sự thấu hiểu hương vị của tình yêu cơ chứ.
Người bàn chuyện làm ăn lớn với bạn, có thể là người hợp tác cùng bạn, cũng có thể là bạn bè, nhưng chưa chắc là người yêu bạn. Người cùng bạn quyết định dự án lớn với đối tác có thể là sếp bạn, hay cấp dưới của bạn, còn người có thể tán gẫu với bạn những chuyện nhỏ không hề quan trọng chắc chắn là người yêu bạn.
/Yêu không liên quan đến hình thức bày tỏ, mà liên quan đến kết quả cuối cùng/
Tình yêu thật sự không liên quan đến việc bạn nói với người ấy biết bao nhiêu lời tình tứ, hứa hẹn bao nhiêu giao ước, mà phải xem đến cuối cùng bạn có thực hiện lời hứa: Cầm tay nàng hẹn mấy lời, sống bên nhau mãi đến hồi già nua hay không?
Anh ta có thể mua cho bạn một bó hoa hồng, hay một hộp sô cô la để dỗ dành mỗi khi bạn giận, nhưng trong thâm tâm anh ta không hề quan tâm bạn một cách đúng nghĩa, không dốc lòng vì bạn mà chỉ dùng những thứ vật chất để an ủi bạn thì có lẽ người này không đáng để bạn dành cả đời để bên cạnh.
Dù anh có công việc rất bận, nhưng vẫn dành thời gian ra sân bay đón bạn. Dù gia đình anh có định kiến về bạn, nhưng anh ta vẫn quyết tâm ở bên bạn. Đó mới thật sự là người bạn nên yêu và trân trọng.
Rất nhiều cô gái thường hay dễ tin vào lời nói của đàn ông, họ thích hứa, thích vẽ ra cho cô ấy một tương lai màu hồng cùng nhau, nhưng một người phụ nữ trưởng thành là người có thể nhìn thấy liệu anh ta có đang khua môi múa mép hay thật sự đang cố gắng vì cuộc sống của cả hai hay không. Hứa thì nhiều mà làm thì ít thì bạn nên thận trọng với mối quan hệ này. Hoặc là anh ta quá hời hợt, hai là anh ta chưa dành đủ tình yêu cho bạn như bạn nghĩ.
Không quan trọng anh tặng gì cho em mỗi ngày, không quan trọng anh mua cho em bao nhiêu món quà, quan trọng là vào những giây phút em suy sụp nhất, những giai đoạn khó khăn nhất trong đời em luôn có anh ở đó, cùng em vượt qua và là bờ vai vững chắc cho em.
| Chương 6 : Mọi sự trang trọng đều là lễ đăng quang với cuộc đời |
/Anh ấy không ở bên cạnh, bạn cũng không thể sống tạm bợ /
Sau khi chia tay với bạn trai, bạn thường sẽ làm gì? Bạn sẽ gục hẳn một thời gian, hằng ngày lờ đờ, ăn tạm bợ, mặc tạm bợ, chẳng có hứng thú với chuyện gì, cảm thấy không còn bạn trai cuộc sống sẽ vô cùng vô nghĩa. Hay bạn sẽ là một người vực dậy tinh thần của mình, yêu cuộc đời này hơn, đi tìm lại những gì mình đam mê và tự chăm sóc cho bản thân thật tốt?
Phần lớn chúng ta đều hay có xu hướng suy nghĩ rằng, khi bạn trai/chồng ở nhà thì ăn mặc thật lộng lẫy, trang điểm sao cho thu hút ánh nhìn của anh ta, tô son, thay chiếc váy xinh xắn đúng mực. Còn khi anh ta vắng nhà hay đi công tác cuối tuần thì ở nhà lại ăn mặc xuề xòa, mọi chuyện đều làm một cách hời hợt và tạm bợ.
Khi không có anh ta thì lúc buồn cũng không muốn đi xem phim, mỗi lần đi siêu thị đều mua thích anh ta thích, nấu những món ăn mà anh thường hay ăn, hay chỉ xịt nước hoa khi gặp anh ta. Thế còn chính bản thân chúng ta thì sao?
Anh ấy đi vắng hay không có anh ấy thì bạn không cần để tâm đến bản thân nữa sao? Bạn không cần ăn tử tế, ngủ tử tế, vui chơi tử tế với bản thân hay sao? Ngược lại, khi không có anh ấy, bạn càng phải sống có hương có vị. Khi anh ấy có mặt với bạn, bạn như thế nào thì khi anh ấy rời đi, bạn sẽ phải như thế ấy.
Son tôi mua không chỉ mua vì anh ấy, nụ cười của tôi cũng không nở chỉ vì anh ấy, tuổi trẻ của tôi càng không thể tưng bừng vì anh ấy. Tôi vốn là như thế, khi anh ấy vắng mặt, tôi vẫn có thể vui vẻ và lạc quan.
Tôi thường hay nghe những câu chuyện rằng, vợ ở nhà lo chuẩn bị nấu ăn cho chồng một bữa ăn thịnh soạn đợi chồng tan ca cùng nhau ăn, nhưng người chồng đột xuất gọi điện về báo bận thế là bữa cơm gia đình mất đi ý nghĩa. Người vợ cảm thấy khó chịu, cảm thấy tất cả những công sức của mình đều trở thành công cốc. Lúc nấu ăn thì toàn là nấu những món ăn anh thích, nhưng liệu bạn có bao giờ hỏi rằng, còn những món bạn thích thì sao?
Nhiều người phụ nữ trước giờ đều có hai tiêu chuẩn đối với cuộc sống, họ thường cho người khác tiêu chuẩn tốt, còn cho bản thân tiêu chuẩn kém. Thực tế thì, khi bạn cho đối phương những gì tốt nhất, vô tư đến quên mất mình thì chưa chắc họ sẽ cảm kích và trân trọng bạn.
Giả sử rằng, bạn làm kiểu tóc mới, sơn móng mới, mua chiếc túi xách mới vì anh ấy, nhưng chỉ cần anh ấy nói không đẹp, hoặc không được anh ấy chú ý thì bạn sẽ cảm thấy tất cả những thứ này đều không đáng để làm. Dựa dẫm hay trông chờ vào sự quan tâm hay chú ý từ người khác kết quả sẽ lần này đến lần khác khiến bạn thất vọng.
Hãy chăm chút cho bản thân một chút. Nếu chuyện gì bạn cũng tạm bợ, ngay cả mặc gì, ăn gì đều qua loa sơ sài, túy tiện thì thử hỏi anh ta có còn yêu thương và trân trọng bạn nữa không?
Nếu có thứ gì bạn thích, hãy mua nó. Đừng vì chỉ tiết kiệm tiền chỉ vì anh ấy, mua cho anh ta những món anh ta thích mà bỏ quên đi sở thích hay mong muốn của mình.
Tôi không phủ nhận việc trong một mối quan hệ bình đẳng, cả hai cần phải thoải mái và nghĩ cho nhau. Nhưng cuộc sống muôn hình vạn trạng, luôn tồn tại vô vàn biến số bất ngờ, bạn phải thật tử tế với chính mình trước đã. Khi mất đi tất cả, thì ít ra bạn vẫn còn một chỗ dựa vững chắc để tựa vào đó là bản thân mình. Không quá bi lụy cũng không quá dựa dẫm. Vừa cương vừa nhu, vừa tình cảm vừa lý trí mới là thượng sách để duy trì một mối quan hệ tốt và bền vững.
Một người đàn ông trưởng thành và trượng nghĩa là người sẽ yêu người phụ nữ của mình chính lúc cô ấy có thể độc lập, sống vui vẻ hạnh phúc, và quan trọng hơn hết là cô ấy nghiêm túc với cuộc sống của mình. Dù anh ta có vắng mặt hay không thì cô ấy vẫn sống rất rực rỡ. Cô ấy sẽ vẫn phải ngẩng cao đầu, ăn mặc thật xinh đẹp, xịt nước hoa, chú tâm trang điểm và thể hiện thần thái của mình.
Bạn đối xử với bản thân như thế nào sẽ quyết định người khác đối xử với ra sao. Câu nói này trước giờ chưa bao giờ là sai.
Lời kết
Hy vọng những gì bạn học được từ Cuộc Đời Rực Rỡ, Đừng Sống Không Màu có thể giúp bạn sống thật ý nghĩa và rút ra cho mình những giá trị sâu sắc và quý giá.
Review chi tiết bởi: Tuyết Sơn
Hình ảnh: Tuyết Sơn [...]
July 21, 2021Giới thiệu tác giả:
Vãn Tình được coi như “nữ hoàng” của dòng sách cảm hứng dành cho phái nữ với những tác phẩm thay đổi hàng triệu tư duy của hàng triệu người phụ nữ Trung Quốc.
Rất thích, rất thích em là “giấc mơ thanh xuân” mà Vãn Tình ấp ủ trong nhiều năm trời để viết nên.
Giới thiệu cốt truyện:
Câu chuyện đưa chúng ta quay về thời học sinh vườn trường, tình yêu lứa tuổi học trò, những lần yêu đơn phương một ai đó, đặc biệt có một đám bạn thân cùng kề vai sát cánh trong suốt quảng thời gian đi học. Nội dung chính vẫn xoay quanh 4 nhân vật chính là: Lâm Lạc Lạc, Lục Tử Kiều. Thẩm Lâm Phong, và Hạ Tình.
Gia cảnh:
Lạc Lạc- là một cô nàng cá tính, cứng đầu, lúc nào cũng thẳng thắn.
Lục Tử Kiều – là một anh chàng thiếu gia, cũng không kém cạnh Lạc Lạc.
Lúc nào cũng tìm cách chọc ghẹo cô, khiến nhiều khi cô “tức ói máu”.
Thẩm Lâm Phong – là một anh chàng thư sinh đúng nghĩa, lúc nào cũng dịu dàng. Trong mắt con gái, anh ta chính là “nam thần” trong mơ.
Hạ Tình – một tiểu thư con nhà giàu, dịu dàng và nết na.
Câu chuyện tình bạn và tình yêu của bốn nhân vật như trên đều có vẻ khá phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta chỉ tập trung vào diễn biến tâm lý của Lạc Lạc và Lục Tử Kiều thôi nhé!
Tuy là một người bên ngoài khá gay góc, hay đi châm chọc Lạc Lạc nhưng bên trong, Lục Tử Kiều lúc nào cũng luôn lo lắng, bảo vệ và để ý đến cảm nhận của Lạc Lạc. Còn Lạc Lạc không hề hay biết, cô ấy cứ hay suy nghĩ lung tung, luôn cho rằng, những hành động của cậu ta là có ý đồ hay đơn giản chỉ là tốt với cô ấy nhất thời mà thôi.
Từ việc đi ăn ở Kim Mậu, mua sắm cho đến việc leo núi, lúc nào Lục Tử Kiều cũng đi đằng sau và luôn là người đứng ra “dọn dẹp” đống lộn xộn mà cô ấy luôn tạo ra.
Lạc Lạc không có tiền mua sắm những món đồ đắt đỏ thì có Lục Tử Kiều chìa tay ra, đưa cho cô ấy thẻ ngân hàng của mình để tha hồ mà quẹt thẻ. Đi ăn ở Kim Mậu đắt đỏ và sang trọng như thế, cậu ấy cũng đã trả luôn phần cho cô ấy mà không cần tính toán nhé. Có thể thấy, Lục Tử Kiều quan tâm cô ấy nhất là trong tình huống sau:
Thất tình:
Lạc Lạc ôm mộng và lúc nào cũng chỉ biết đến Lâm Phong, cả thế giới của cô đều xoay quanh anh chàng này. Chính vì vậy, khi biết được sự thật rằng, Lâm Phong đã có người yêu rồi, tâm trạng cô rơi vào hụt hẫng. Bối cảnh của sự kiện này xảy ra trong lúc đi sinh nhật tại nhà của Hạ Tình, trong đó có Lục Tử Kiều nữa, sau khi biết được chuyện này, vì không thể kiểm soát được cảm xúc của mình nên cô đành viện cớ đi về sớm.
Tôi có việc về trước, giao lai Thần Thần cho cậu đấy”- cô nói với Tử Kiều.
Thật ra kết cục này không bất ngờ, chỉ có tôi luôn mong sao kết cục sẽ là một phiên bản khác. Khi ở nhà Lâm Phong, thỉnh thoảng thấy cậu ấy ngắm nhìn bức ảnh, tôi luôn tự nói với mình rằng dù thật sự có gì đó thì cũng là mây khói từ lâu rồi. Từ khi tôi thích Lâm Phong đến giờ khoảng một năm, nếu cậu ấy thật sự có cảm giác với tôi thì sao lại bị động như thế? Tất cả cũng là do tôi mơ hão mà thôi.
Sau khi rời khỏi sự kiện, Lục Tử Kiều vì lo lắng cho cô nàng, nên đã quyết định đuổi theo và xem cô có bị sao không. Cậu an ủi và ở bên Lạc Lạc khi đang trong tình trạng bất ổn, chỉ với câu nói: “Tôi lo cậu gặp nguy hiểm” cũng nói lên tình cảm mà Tử Kiều dành cho cô. Họ nói chuyện và tâm sự dưới bầu trời đêm, tuy lạnh buốt nhưng có thể thấy, trái tim của cô cũng được sưởi ấm phần nào bởi sự ấm áp của Tử Kiều.
Có lẽ vừa khóc nhiều quá nên đầu tôi bắt đầu nhức, tôi lấy hai tay day huyệt Thái Dương, muốn ngăn cản sự khó chịu đang ùn ùn kéo đến. Lục Tử Kiều thấy thế, kéo tôi vào lòng, đặt tay lên huyệt Thái Dương của tôi, bắt đầu nhẹ nhàng day day.
Cô hỏi Tử Kiều rằng, tại sao Như Huyên – người yêu của Lâm Phong, đã bao lần phản bội cậu ta, nhưng cậu ta vẫn một lòng với cô ấy.
Lục Tử Kiều nói khẽ:
Khi cậu thật sự yêu một người, cậu sẽ không so đo sai lầm của cô ấy, sẽ bao dung, chiều chuộng cô ấy vô hạn, sợ cô ấy buồn bã, sợ cô ấy tổn thương, nên chắc Lâm Phong sẽ không chắp nhặt gì với Như Huyên đâu.
Tôi cười: Thế à? Cậu thì sao? Cậu có khoan dung với người cậu yêu như thế không?
Lục Tử Kiều quả quyết gật đầu rằng: Có chứ, nhất định là có. Chỉ cần cô ấy vui, cho dù người bên cạnh cô ấy không phải là tôi, chỉ cần cô ấy hạnh phúc là được, tôi sẵn sàng lặng lẽ chúc phúc cho cô ấy.
Lúc leo núi: Đây là thời điểm Lạc Lạc nghỉ trong kỳ nghỉ Quốc Khánh.
Đường trường leo núi rất xa và gian nan, cả đoàn người của trường cùng nhau tham gia, trong đó có Lâm Phong, Hạ Tình, Lục Tử Kiều và em trai của cậu ta – Nhóc Thần Thần. Lúc đầu thì Lạc Lạc khí thế hừng hực nhưng sau khi leo núi trở về, cô ấy bị cảm cúm nặng, cổ họng thì đau buốt, sổ mũi nghiêm trọng. Nhưng vì là một người theo chủ nghĩa “tự bệnh tự khỏe”, không cần uống thuốc hay tiêm thuốc gì cũng khỏi nên cô ấy không chịu uống thuốc, thế là trở bệnh trầm trọng hơn.
Lục Tử Kiều khi biết Lạc Lạc bị ốm, liền hỏi thăm cô liên tục xem cô đã đi bác sĩ hay chưa? Những hành động và cử chỉ lo lắng không khỏi khiến người ngoài như chúng ta nghi ngờ về tình cảm mà cậu ta dành cho Lạc Lạc.
Đã đi khám bác sĩ chưa? Tôi thấy mặt cầu đỏ bừng, có phải bị sốt rồi phải không?
Sau đó bất thình lình, Lạc Lạc ngất xỉu lúc nào không hay, khi tỉnh dậy chưa kịp hoàn hồn thì đã bị Lục Tử Kiều “xả súng” vào tai:
Cậu bị làm sao thế hả? Bị cảm nặng thế mà không biết à? Chẳng lẽ cơ thể có khó chịu hay không cũng không có cảm giác? Cậu sốt gần 40 độ rồi biết chưa! Bình thường đã ngu ngơ sẵn rồi, nếu sốt hổng não luôn thì xem ai thèm lấy cậu!
Bên ngoài thì la mắng và trách Lạc Lạc sơ ý và không quan tâm về sức khỏe của mình, nhưng sâu trong lòng Lục Tử Kiều luôn quan tâm và muốn săn sóc cho cô. Khi thấy cô ấy bị ngất, cậu ta liền tức tốc đưa cô ấy đến một phòng bệnh riêng của trường, gọt táo cho Lạc Lạc ăn, hỏi cô xem có muốn ăn hay có cảm thấy không thoải mái ở đâu không.
Liên tục trong vòng 2 ngày, Lục Tử Kiều luôn ở trong khu vực này để chăm sóc và nhắc nhở cô nàng uống thuốc đều đặn.Thông qua đó, Lạc Lạc cũng có nhiều cơ hội để “đày ải” cậu ta như kêu cậu ta đi mua đồ ăn, đỡ cô nàng dậy uống thuốc, vv.
Thông qua sự kiện này lần, Lạc Lạc cũng dần nhận thức được tình cảm mà Lục Tử Kiều dành cho cô, nhờ sự trợ giúp và phân tích của cô bạn cùng phòng (Hiểu Lộ) về việc chứng minh Lục Tử Kiều thích Lạc Lạc, cô nàng tạm thời gác suy nghĩ ấy qua một bên, cho thời gian giải quyết vấn đề.
Chưa bao giờ tớ thấy cậu ta thích Hạ Tình cả?, thích một người sao có thể lạnh lùng băng giá như thế được? Nhưng cậu ta đối xử với cậu rất khác, mỗi lần cãi nhau với cậu, cậu ta đều rất thỏa mãn. Cậu không phát hiện ra hay sao? Tuy Lục Tử Kiều thường xuyên chí chóe với cậu nhưng trong lòng cậu ta rất nhường nhịn bao dung cậu, người ta chỉ có thể làm thế với người mình yêu thôi!
Đánh cược
Từ sau khi Hiểu Lộ nói với Lạc Lạc những lời đó, cô ấy không còn tự nhiên khi đối mặt với Lục Tử Kiều nữa, trong đầu lúc nào cũng có những câu hỏi:
Cậu ta thích mình? Cậu ta thích mình thật à? Mình thích cậu ta? Tại sao mình lại không phát hiện ra?
Cứ thế suy nghĩ lung tung trong đầu khiến cho cô nàng như đang nằm mơ giữa ban ngày, đầu óc cứ như trên mây. Song, Lạc Lạc mới hỏi Lục Tử Kiều rằng: Nếu một chàng trai thích một cô gái thì sẽ đối xử với cô ấy như thế nào?
Cậu ta trả lời rằng: Sẽ nâng niu cô ấy trong lòng bàn tay, không nỡ để cô ấy buồn, hận không thể trao cho cô ấy mọi điều tốt đẹp nhất.
Thông qua câu trả lời của cậu ta, cô nàng liền bắt đầu dựng lên một giả thuyết về việc Lục Tử Kiều sẽ không thích mình.
Những điều Lục Tử Kiều vừa nói với tôi và những cử chỉ cậu ta dành cho tôi trước kia chẳng có gì là yêu chiều cả, sao cậu ta có thể thích tôi được? Nhưng trong lòng tôi lại láng máng cảm thấy đôi chút hụt hẫng, tôi cho rằng do lớn từng này rồi mà còn chưa có bạn nam nào thích tôi, vất vả lắm lời Hiểu Lộ nói mới làm cho tôi tin tưởng như thế, vậy mà kết quả lại trật lất.
Vào thời điểm này, cũng chính là sinh nhật tròn 20 tuổi của cô nàng. Hội bạn thân dự định tổ chức sinh nhật hoành tráng cho cô. Bất ngờ thay, Lục Tử Kiều biết ngày sinh nhật của cô nàng, hỏi cô nàng có dự định gì không. Mấu chốt quan trọng là ở đây, Lạc Lạc nhớ đến lúc trước mật khẩu của chiếc thẻ ngân hàng mà Tử Kiều đưa cho cô lại trùng đúng với ngày sinh nhật của cô. Cậu ta còn nói với cô rằng, sinh nhật của cậu ta trùng ngày với cô nàng, nhưng thực tế thì không phải.
Đầu óc của cô như bị chập mạch rồi bắt đầu tự vấn chính mình:
Tại sao Lục Tử Kiều lại biết sinh nhật tôi? Quan trọng nhất là hóa ra sinh nhật cậu ta không trùng với sinh nhật tôi, tôi vẫn nhớ mật khẩu chiếc thẻ kia là sinh nhật của tôi mà!
Để chứng minh cho luận điểm đúng đắn của mình về việc Tử Kiều thích Lạc Lạc, Hiểu Lộ đánh cược với cô nàng rằng: Cược xem Lục Tử Kiều có bày tỏ tình cảm với cậu trong học kì này không, người thua phải mua đồ ăn sáng cho người thắng trong vòng hai tháng!
Lạc Lạc hăm hở suy nghĩ lần này Hiểu Lộ sẽ thua chắc. Không thể nào, cậu ta thích mình được. Nếu cậu ta thích cô, thì hắn đã nói ra từ lâu rồi chứ không phải bây giờ.
Một phần của kế hoạch đánh cược có sự góp mặt quan trọng của Lâm Phong (người tình hụt của Lạc Lạc). Thấm thoát đã đến sinh nhật của Lạc Lạc, chính trong ngày này, Lâm Phong làm theo kịch bản trước đó, trao cho cô một sợi dây chuyền tuyệt đẹp, đeo vào cổ cô kèm với lời chúc sinh nhật ngọt ngào và trìu mến. Thấy Lâm Phong để ý cô nàng như thế, Lục Tử Kiều tỏ vẻ khó chịu. Lục Tử Kiều đã thật sự tỏ tình với cô khiến cô hết sức ngạc nhiên và nhất thời không biết phải suy nghĩ như thế nào.
Lâm Phong, cậu làm cô ấy đau lòng một lần là đủ rồi, đừng khiến cô ấy đau lòng lần nữa?
Ai cũng có quyền được yêu nhưng cậu không thể lấy cô ấy làm người thay thế chỉ bởi vì Thần Thần thích cô ấy hoặc cô đơn khi Như Huyên ra nước ngoài được.
Cuối cùng, Tử Kiều kéo cô nàng ra ngoài và bắt đầu không kiềm chế được nữa, liền nói với cô nàng trong lúc cô nàng muốn vào trong lại.
Không phải vì Lâm Phong mà là vì em, anh chưa bao giờ gặp ai ù lì như em cả, lẽ nào em không cảm nhận được chút tình cảm nào anh dành cho em sao?
Sau đó lại tiếp tục:
Thật ra anh đã phát hiện mình thích em từ lâu rồi, nhưng em lại ù ù cạc cạc đi thích Lâm Phong. Nếu hai người thật sự đến với nhau, anh quyết định sẽ chôn giấu tình cảm này trong lòng. Nhưng anh biết, Lâm Phong chỉ xem em là em gái nên anh mới chờ đến ngày em hiểu ra, hơn nữa anh biết nếu lúc đó nói với em thì sẽ nhận lại sự từ chối nên anh thà lặng lẽ đợi em còn hơn. Song càng đợi càng lâu, anh lại sợ mình sẽ mất em, chọn tới chọn lui, anh luôn mong sao chọn được thời cơ tốt nhất, cuối cùng mới biết thật ra chẳng có thời cơ thời cuộc gì hết, chẳng qua chỉ là thích hay không thích mà thôi.
Cô nàng tạm thời chưa biết suy nghĩ như thế nào, nên tạm thời cũng không thể trả lời cậu ta, còn Tử Kiều thì luôn kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời từ cô. Nhưng thông qua đó cũng có thể thấy rằng, Lục Tử Kiều đã luôn chủ động quan tâm và dùng những hành động để có thể cho cô thấy cậu yêu cô.
Kết truyện là một “happy ending”, cả hai đều có những thiên thần nhỏ của mình, nhưng cũng không tưởng nhớ đến khoảng thời gian bên nhau và hành trình làm cha mẹ mới thật sự bắt đầu.
Tưởng như là oan gia ngõ hẹp, nhưng cuối cùng cả hai cũng về với nhau. Tình yêu có những điều bất ngờ khiến cho chúng ta không thể nào hiểu được, dù người kia có bao nhiêu khuyết điểm nhưng trong mắt chúng ta, họ luôn luôn đặc biệt!
Thông qua câu chuyện, chúng khiến mình nhớ đến quãng thời gian còn cắp sách đi học, hồi có những đám bạn thân cùng nhau chia sẻ và vượt qua khó khăn.
Ai mà chẳng có một hay hai đứa bản thân thời học sinh, khi ta yêu đơn phương một ai đó, khi ta gặp khó khăn trong quá trình học đều có một bờ vai để ta dựa vào và tâm sự. Đôi lúc, hội bạn thân ấy sẵn sàng đứng ra để bảo vệ bạn khỏi những kẻ ganh ghét và ăn hiếp bạn. Khi nhớ lại, lòng mình trào dâng sự quyến luyến và một cảm xúc khó tả.
Một điều quan trọng nữa, tình yêu học trò thật trong sáng và đáng yêu biết bao! Khi yêu, chỉ biết đứng nhìn người mình “crush” từ xa, không dám đến gần, chỉ biết nhìn người ấy và quan tâm trong âm thầm. Người ta nói, tình yêu học trò mong manh, dễ vỡ nhưng mình nghĩ, khi đã trải qua những mối tình ấy, ít ra bạn cũng đã một khoảng thời gian yêu thương tươi đẹp.
Dốc hết mình vì ai đó, thay đổi chính mình và làm bất cứ điều gì vì người mình yêu giống như tình yêu lúc đầu của Lạc Lạc dành cho Lâm Phong. Dù cậu chàng không nhận ra tình cảm của cô, nhưng cô vẫn luôn theo dõi, quan tâm và lúc nào cũng tìm cách để anh chàng để ý đến mình.
Có thể nói, để một tình yêu chớm nở và liên tục kéo dài, cả hai phải cùng nhau trải qua biết bao nhiêu trắc trở và khó khăn, không có chuyện gì tốt đẹp đến dễ dàng cả. Cho dù bạn có bao nhiêu khuyết điểm, nếu đối phương chấp nhận tất cả con người bạn thì những khuyết điểm ấy chẳng là gì trong mắt anh ấy cả. Yêu thì dễ, nhưng ở được với nhau hay không lại là tính cách và sự bao dung của bạn cho những thiếu sót của nhau.
Đúng thật là may mắn, khi gặp được người mình thích mà vừa hay cũng thích mình. Cầu mong cho chúng ta đều có một mối tình thơ mộng như thế!
Lời kết
Thanh xuân tươi đẹp luôn là vốn liếng quý giá nhất của chúng ta. Chỉ cần đi qua rồi sẽ không bao giờ quay lại được nữa. Hy vọng chúng ta đều có những mối tình khiến sau này khi chúng ta nhìn lại đều sẽ nở một nụ cười mãn nguyện trên môi.
Review chi tiết bởi: Tuyết Sơn
Hình ảnh: Tuyết Sơn [...]

Some books are meant to be tasted, some books are meant to be chewed and some books are meant to be swallowed whole.